Gia Minh, biên tập viên RFA
2015-07-29
Vấn nạn công dân khi bị đưa về đồn công an hay trại giam và chết một cách bất minh vẫn tiếp tục với một vụ việc mới nhất tại Trại giam Số 1 Hà Nội.
Gia đình nạn nhân đang làm đơn kêu cứu khẩn cấp và mong muốn gióng lên tiếng nói phải chấm dứt tình trạng sát hại công dân khi đang bị giam giữ như thế.
Giải thích thiếu thuyết phục
Sau khi đơn kêu cứu khẩn cấp lần thứ ba của gia đình nạn nhân Vũ Nam Ninh, sinh năm 1970, ở tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội được công khai trên facebook và các trang mạng xã hội, vào sáng ngày 29 tháng 7 chúng tôi liên lạc với phó giám thị Trại giam Số 1 Hà Nội để hỏi về thông tin liên quan thì được trả lời như sau:
“Vẫn đang mời gia đình lên giải quyết và liên hệ với các cơ quan chức năng. Cái này phải tổ chức pháp y, phải có hội đồng của Thành phố; nhưng gia đình vẫn chưa thống nhất về ngày, giờ. Hiện nay gia đình, trại và cơ quan chức năng vẫn đang phối hợp giải quyết.”
Lý do vì sao cả chục ngày qua, thân nhân của nạn nhân vẫn không chấp nhận thống nhất cách giải quyết của Trại giam số 1 Hà Nội, được chị của nạn nhân là cô Vũ Thị Thanh Huyền cho biết:
“Đêm hôm qua có một cán bộ phường Ngọc Khánh đưa thông tin triệu tập gia đình vào ngày 30 đến để giải quyết vấn đề. Còn Trại giam gia đình cũng tự liên hệ đến mấy lần và họ cũng đang hẹn nhưng gia đình chưa có câu trả lời có nên gặp người ta không. Bởi vì mấy lần lên trao đổi nhưng họ không trả lời được. Đó là em tôi mất ngày 20 mà tại sao không thông tin cho gia đình. Họ nói vào ngày thứ bảy, chủ nhật không có thông tin, không có địa chỉ… Chúng tôi nói em tôi thi hành án tại sao không có thông tin. Rồi điện thoại chẳng có ngày nào nghỉ tại sao lại nói không có thông tin. Trước đó nói bị ốm đưa vào trạm xá có hiện tượng tê chân sao không thông báo cho gia đình?
Khi thi hành án thì họ phải có trách nhiệm báo về quận, đồn hay tổ trưởng, tổ phó địa phương nơi gia đình cư trú. Người ta chỉ gọi điện vào ngày 20 hẹn đến Bệnh viện 198 vào ngày 21.
(Khi đến bệnh viện) tất cả người thân chụp ảnh cả trước, cả sau và thấy cái chết của em tôi là do bị đánh đập chứ không phải bị ốm. Thế mà người ta chỉ nói bị ốm thôi. Mặt mũi phù nề, tay phù nề, chân còn trong tình trạng gãy. Lật ra phía sau có nhiều vết thâm tín, xương quai xanh bị gãy. Tay bên phải quay ra không bị gì, nhưng tay trái bị gãy một ngón. Đằng sau có nhiều vết tím, có những vết như dạng bị dùi cui điện dí vào. Dưới chân cũng có vết thâm tím rỉ máu đen ra. Mũi và tai cũng chảy ra máu…”
Nguyên nhân đi tù
Chị Vũ Thị Thanh Huyền cũng cho biết lý do vì sao nạn nhân Vũ Nam Ninh phải đi tù.
2015-07-29
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội năm 2015. |
Vấn nạn công dân khi bị đưa về đồn công an hay trại giam và chết một cách bất minh vẫn tiếp tục với một vụ việc mới nhất tại Trại giam Số 1 Hà Nội.
Gia đình nạn nhân đang làm đơn kêu cứu khẩn cấp và mong muốn gióng lên tiếng nói phải chấm dứt tình trạng sát hại công dân khi đang bị giam giữ như thế.
Giải thích thiếu thuyết phục
Sau khi đơn kêu cứu khẩn cấp lần thứ ba của gia đình nạn nhân Vũ Nam Ninh, sinh năm 1970, ở tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội được công khai trên facebook và các trang mạng xã hội, vào sáng ngày 29 tháng 7 chúng tôi liên lạc với phó giám thị Trại giam Số 1 Hà Nội để hỏi về thông tin liên quan thì được trả lời như sau:
“Vẫn đang mời gia đình lên giải quyết và liên hệ với các cơ quan chức năng. Cái này phải tổ chức pháp y, phải có hội đồng của Thành phố; nhưng gia đình vẫn chưa thống nhất về ngày, giờ. Hiện nay gia đình, trại và cơ quan chức năng vẫn đang phối hợp giải quyết.”
Lý do vì sao cả chục ngày qua, thân nhân của nạn nhân vẫn không chấp nhận thống nhất cách giải quyết của Trại giam số 1 Hà Nội, được chị của nạn nhân là cô Vũ Thị Thanh Huyền cho biết:
“Đêm hôm qua có một cán bộ phường Ngọc Khánh đưa thông tin triệu tập gia đình vào ngày 30 đến để giải quyết vấn đề. Còn Trại giam gia đình cũng tự liên hệ đến mấy lần và họ cũng đang hẹn nhưng gia đình chưa có câu trả lời có nên gặp người ta không. Bởi vì mấy lần lên trao đổi nhưng họ không trả lời được. Đó là em tôi mất ngày 20 mà tại sao không thông tin cho gia đình. Họ nói vào ngày thứ bảy, chủ nhật không có thông tin, không có địa chỉ… Chúng tôi nói em tôi thi hành án tại sao không có thông tin. Rồi điện thoại chẳng có ngày nào nghỉ tại sao lại nói không có thông tin. Trước đó nói bị ốm đưa vào trạm xá có hiện tượng tê chân sao không thông báo cho gia đình?
Khi thi hành án thì họ phải có trách nhiệm báo về quận, đồn hay tổ trưởng, tổ phó địa phương nơi gia đình cư trú. Người ta chỉ gọi điện vào ngày 20 hẹn đến Bệnh viện 198 vào ngày 21.
(Khi đến bệnh viện) tất cả người thân chụp ảnh cả trước, cả sau và thấy cái chết của em tôi là do bị đánh đập chứ không phải bị ốm. Thế mà người ta chỉ nói bị ốm thôi. Mặt mũi phù nề, tay phù nề, chân còn trong tình trạng gãy. Lật ra phía sau có nhiều vết thâm tín, xương quai xanh bị gãy. Tay bên phải quay ra không bị gì, nhưng tay trái bị gãy một ngón. Đằng sau có nhiều vết tím, có những vết như dạng bị dùi cui điện dí vào. Dưới chân cũng có vết thâm tím rỉ máu đen ra. Mũi và tai cũng chảy ra máu…”
Nguyên nhân đi tù
Chị Vũ Thị Thanh Huyền cũng cho biết lý do vì sao nạn nhân Vũ Nam Ninh phải đi tù.
Gia đình Anh Ngô Thanh Kiều, một nạn nhân bị chết trong đồn công an trước đây. (Ảnh minh họa) |
“Trước đây em tôi có uống rượu say rồi ra bến xe giao thông - vận tải gần nhà, từ nhà chỗ Thủ Lệ ra chỉ một chút thôi. Em tôi cũng làm nghề xe ôm thôi. Khi xử họ không mời gia đình nên không biết được là người (liên can) có thân quen hay không. Người ta bảo cướp điện thoại, gia đình tôi cũng chấp nhận nếu cướp điện thoại thì cho đi tù.
Tôi là người cùng em tôi trông mẹ trong 4 tháng, sau đó mẹ tôi mất nên có thể em tôi buồn, nó không vợ con, sinh ra uống rượu. Hôm đó có uống rượu nên ngoài đó cũng gây sự và bị vu là cướp điện thoại thì tôi cũng thuyết phục và bạn gái của nó bảo quay về đồn nộp điện thoại cho người ta chịu nộp phạt. Ngày hôm trước thì hôm sau đến đồn nộp; rồi bị bắt và bị kết án 8 năm tù. Chúng tôi không phản đối gì nhưng mức phạt quá nặng; chúng tôi cũng muốn em tôi hoàn lương trở về làm người tốt; nhưng rất đau đớn, bây giờ gia đình không bao giờ thấy mặt em tôi nữa.”
Tiếng chuông cảnh báo!
Đơn kêu cứu khẩn cấp lần thứ ba do 7 thành viên trong gia đình ký tên nêu rõ ‘Hiện tác các cơ quan báo chí hằng ngày đưa tin cho thấy có quá nhiều tiêu cực trong việc quản lý tại các trại tạm giam, trại giam trên toàn quốc (Các gia đình muốn an toàn cho người thân thì phải có nhiều tiêu cực phí cho cơ quan quản lý trại giam, quản lý quá yếu kém để tù nhân cũ đánh đập đến chết tù nhân mới…) Việc để cho tù nhân bị chết với hình ảnh bị đánh đập dã man tại Trại giam Số 1 Hà Nội là vi phạm pháp luật quá nghiêm trọng.”
Chị Vũ Thị Thanh Huyền cho biết gia đình rất đau xót khi phải để người thân nằm trong nhà xác Bệnh viện 198 cả chục ngày mà chưa được mai táng theo truyền thống của người Việt Nam; tuy nhiên gia đình muốn nén nổi đau để gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh yêu cầu chấm dứt tình trạng chết bất minh khi bị giam giữ như cậu em Vũ Nam Ninh của chị:
“Tất cả thông tin này gia đình gửi thông điệp đến mọi người để cùng chia sẻ với gia đình và làm rõ uẩn khúc cái chết của em tôi. Đó là điều thứ nhất, điều thứ hai tôi muốn làm khởi điểm đầu tiên kêu cứu cho những người từ xưa đến nay chết oan, chết uổng trong tù.
Gia đình nào cũng muốn con em mình được trở về hoàn lương và giúp ích cho xã hội chứ không ai muốn người thân mình vĩnh viễn không quay trở lại.
Hãy ra tay giúp đỡ và làm cho điều rõ điều này, rồi những con người làm ăn như thế này phải bị thay thế chứ không thể để như thế mãi được!”
Chính một quan chức của Việt Nam, trung tướng Trần Trọng Lượng - phó tổng cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm công khai thừa nhận tại kỳ họp Ủy ban Thường Vụ Quốc hội vào tháng 3 vừa qua rằng trong vòng ba năm từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 9 năm 2014 có 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc. Lý do ông này đưa ra là do bệnh lý hay tự sát.
Giải thích của ông Trần Trọng Lượng không được một số vị đại biểu và ngay cả chủ nhiệm ủy ban tư pháp đồng thuận và đòi làm rõ thêm. Trong khi đó thân nhân của những người trong cuộc luôn bác bỏ chuyện đau ốm hay tự tử chết trong nhà giam vì họ cho rằng người nhà của họ không có lý do gì để tự sát, còn sức khỏe trước khi bị bắt hoàn toàn khỏe mạnh.
Một số trường hợp được nhiều người biết đến như vụ anh Nguyễn Công Nhựt tại Bến Cát Bình Dương, gia đình đòi làm rõ sự vụ nhưng rồi dường như đến nay bị chìm vào quyên lãng. Sau báo cáo của ông trung tướng Trần Trọng Lượng, nay số người chết trong khi bị giam giữ lại tăng lên và vụ việc mới nhất là nạn nhân Vũ Nam Ninh.
Nguồn: RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét