Buổi thảo luận của Quốc hội trước khả
năng Luật Hôn nhân và gia đình định “luật hóa” câu chuyện ly thân có cái
gì đó như là sự kỳ lạ.
Phiên một cách dân giã thì câu chuyện đại khái thế này: Vì ly thân đang tăng nhanh. Năm 2009, chẳng hạn năm 2009 chỉ có gần 90 ngàn vụ thì 3 năm sau, con số đó đã là trên 115 ngàn vụ. 90% trong số đó đều đã qua ly thân trước khi ly hôn. Vì ly thân tồn tại phổ biến như thế, cho nên giờ muốn ly thân phải “ra tòa” để “tuyên bố pháp lý” là: thôi, từ giờ tôi với cô không có ngủ nghê gì với nhau nữa nhé. Và đã có tuyên bố, cho nên muốn “làm lành”, tất nhiên người ta cũng phải “ra tòa”, cũng phải tuyên bố là: thôi, từ giờ… hết giận.
Lạ ở chỗ những nhà làm luật lo lắng về một hệ lụy gì đó mà có khi chính bản thân họ còn chưa rõ nó là cái gì, chưa lượng hóa được mức độ, thậm chí, còn chưa biết giải quyết cái hệ lụy đó bằng việc luật hóa, thực ra là thêm một thứ thủ tục, thì có giải quyết được không.
Cái gì cũng có hệ lụy của nó. Chẳng nói đâu xa, hệ lụy của hôn nhân chính là ly thân, và “pháp lý” hơn, là ly hôn. Nhưng đâu phải chuyện gì thì pháp luật nhà nước cũng cứ phải can thiệp.
Trước nghị trường, một viên tướng là Chính ủy Tổng cục Hậu cầu Bộ Quốc phòng, ĐBQH Lê Văn Hoàng đề nghị cân nhắc để bỏ quách cái quy định ly thân này, không đưa vào Luật.
Lý lẽ của tướng Hoàng rất giản dị. Rằng đó là quan hệ riêng tư, rằng người ta vẫn sống dưới một mái nhà, ăn chung một mâm cơm mà vẫn là ly thân, mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Rằng không cẩn thận rồi thì quy định rồi nhưng chẳng ai thực hiện.
Nói trắng ra là không khéo chính những người mà Luật định bảo vệ bằng cách luật hóa chế định này sẽ bảo quy định đó rõ là vô duyên. Ai mượn người khác phải lo nỗi lo con bò răng trắng.
Người ta còn muôn giữ kín, có nghĩa là người ta còn chưa muốn bỏ nhau, thế mà luật cứ định bắt người ta phải “tuyên bố”. Nói như tướng Hoàng, chẳng khác “đánh đồng giữa ly thân và ly hôn”.
Cứ hỏi Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN Nguyễn Thị Thanh Hòa mà xem. Các cuộc khảo sát của chính Hội Phụ nữ cũng cho thấy “hơn 1/3 số người trả lời đề nghị không nên đưa vào luật, hơn 40% không trả lời”.
Bà Hòa, sau khi nói tới hai chữ “phức tạp”, đã nêu ra câu hỏi mà các nhà làm luật có lẽ cũng lắc đầu:
“Liệu đưa chế định ly thân vào luật thì có giảm được ly hôn?”.
Sau phát biểu của tướng Hoàng, Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng trong vai chủ tọa phiên thảo luận mỉm cười bảo rằng: “Tướng quân nhìn nhận rất sắc sảo”.
Phải. Sắc sảo ở chỗ ông Hoàng đã không lo những nỗi lo kiểu nếu hai người đồng giới chung sống thì khi “Họ xin con nuôi thì ai là bố, ai là mẹ, hay cả hai cùng là bố hoặc cả hai cùng là mẹ?”.
Sắc sảo ở chỗ, tướng Hoàng, cũng như đa số các ĐBQH khác đã lắc đầu trước câu chuyện khó có thể gọi khác là Nhà nước chui vào buồng ngủ của dân. Mà lại tưởng thế là hay.
Nguồn: Blog Đào Tuấn
Phiên một cách dân giã thì câu chuyện đại khái thế này: Vì ly thân đang tăng nhanh. Năm 2009, chẳng hạn năm 2009 chỉ có gần 90 ngàn vụ thì 3 năm sau, con số đó đã là trên 115 ngàn vụ. 90% trong số đó đều đã qua ly thân trước khi ly hôn. Vì ly thân tồn tại phổ biến như thế, cho nên giờ muốn ly thân phải “ra tòa” để “tuyên bố pháp lý” là: thôi, từ giờ tôi với cô không có ngủ nghê gì với nhau nữa nhé. Và đã có tuyên bố, cho nên muốn “làm lành”, tất nhiên người ta cũng phải “ra tòa”, cũng phải tuyên bố là: thôi, từ giờ… hết giận.
Lạ ở chỗ những nhà làm luật lo lắng về một hệ lụy gì đó mà có khi chính bản thân họ còn chưa rõ nó là cái gì, chưa lượng hóa được mức độ, thậm chí, còn chưa biết giải quyết cái hệ lụy đó bằng việc luật hóa, thực ra là thêm một thứ thủ tục, thì có giải quyết được không.
Cái gì cũng có hệ lụy của nó. Chẳng nói đâu xa, hệ lụy của hôn nhân chính là ly thân, và “pháp lý” hơn, là ly hôn. Nhưng đâu phải chuyện gì thì pháp luật nhà nước cũng cứ phải can thiệp.
Trước nghị trường, một viên tướng là Chính ủy Tổng cục Hậu cầu Bộ Quốc phòng, ĐBQH Lê Văn Hoàng đề nghị cân nhắc để bỏ quách cái quy định ly thân này, không đưa vào Luật.
Lý lẽ của tướng Hoàng rất giản dị. Rằng đó là quan hệ riêng tư, rằng người ta vẫn sống dưới một mái nhà, ăn chung một mâm cơm mà vẫn là ly thân, mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Rằng không cẩn thận rồi thì quy định rồi nhưng chẳng ai thực hiện.
Nói trắng ra là không khéo chính những người mà Luật định bảo vệ bằng cách luật hóa chế định này sẽ bảo quy định đó rõ là vô duyên. Ai mượn người khác phải lo nỗi lo con bò răng trắng.
Người ta còn muôn giữ kín, có nghĩa là người ta còn chưa muốn bỏ nhau, thế mà luật cứ định bắt người ta phải “tuyên bố”. Nói như tướng Hoàng, chẳng khác “đánh đồng giữa ly thân và ly hôn”.
Cứ hỏi Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN Nguyễn Thị Thanh Hòa mà xem. Các cuộc khảo sát của chính Hội Phụ nữ cũng cho thấy “hơn 1/3 số người trả lời đề nghị không nên đưa vào luật, hơn 40% không trả lời”.
Bà Hòa, sau khi nói tới hai chữ “phức tạp”, đã nêu ra câu hỏi mà các nhà làm luật có lẽ cũng lắc đầu:
“Liệu đưa chế định ly thân vào luật thì có giảm được ly hôn?”.
Sau phát biểu của tướng Hoàng, Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng trong vai chủ tọa phiên thảo luận mỉm cười bảo rằng: “Tướng quân nhìn nhận rất sắc sảo”.
Phải. Sắc sảo ở chỗ ông Hoàng đã không lo những nỗi lo kiểu nếu hai người đồng giới chung sống thì khi “Họ xin con nuôi thì ai là bố, ai là mẹ, hay cả hai cùng là bố hoặc cả hai cùng là mẹ?”.
Sắc sảo ở chỗ, tướng Hoàng, cũng như đa số các ĐBQH khác đã lắc đầu trước câu chuyện khó có thể gọi khác là Nhà nước chui vào buồng ngủ của dân. Mà lại tưởng thế là hay.
Nguồn: Blog Đào Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét