Hu Zi
Ngày 30 tháng 9, 2013
Từ chính sách "trường trị cửu an - thiết lập chính quyền vững chắc,
an ổn lâu dài" qua thời Đặng Tiên Đế trở thành “giết 20 vạn nhân mạng,
ổn định hai mươi năm", Giang Trạch Dân thì có phương châm "Ổn định là
trên hết", vào tay Hồ Cẩm Đào lại dùng phương thức hòa hoãn " Xã hội hài
hòa",Việc làm thế nào để giữ vững "ổn định xã hội" vẫn đang là vấn đề
đau đầu mà đảng cộng sản Trung Quốc vẫn chưa tìm ra thuốc trị mặc dù đã
bước qua 64 cái mùa thu lá vàng rơi.
Từ thập niên 80 của thế kỷ 20 trở lại đây, trong thể chế bắt đầu xuất
hiện tình trạng phân quyền giữa trung ương và địa phương, dẫn tới tình
trạng rời rạc, không thống nhất với nhau về mặt chính sách, hành động
của chính phủ bị phân tán hiệu quả, dẫn tới sự lạc điệu trong chính sách
ổn định xã hội, chính quyền lại sao vào việc chữa bệnh cục bộ mà bỏ
quên việc chữa trị tận gốc. Chính quyền địa phương là nơi chịu trách
nhiệm đối với chính sách ổn định xã hội, đây là kết quả của chính sách
đưa quyền lực phân tán xuống dưới được đưa ra từ sau khi Trung Quốc tiến
hành cải cách mở cửa vào thập niên 80, từng là nền tảng động lực để
thực hiện cải cách kinh tế Trung Quốc. Mặc dù từ những năm đầu 1990 trở
đi, đã có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm tập trung lại quyền hạn của
chính quyền trung ương, tuy nhiên vẫn còn không gian cho sự phát triển
của quyền lực các địa phương, dựa vào tình hình bản địa để thi hành các
chính sách mà chính phủ trung ương ban bố xuống.
Vô hình chung, hình thành tình huống chính phủ địa phương bị kẹp giữa
người dân và cơ quan chính phủ ở phía trên. Một khi xảy ra những vụ
biểu tình chống đối hay tố cáo, bọn họ cần phải ra quyết định hành động
thật nhanh chóng trong tình hình mơ hồ không rõ ràng sự kiện chống đối
này có thuộc vào phạm vi "mâu thuẫn nội bộ trong lòng quần chúng nhân
dân" hay không. Với tình hình thiếu sự chuẩn bị đầy đủ về mặt tài chính,
đồng thời lại bị chiếu tướng theo kiểu tư duy thành tích "không có vụ
biểu tình chống đối nào" thì mới được cất nhắc thăng quan, đẩy họ vào
tình cảnh khốn quẫn. Từ sau khi có cải cách về chính sách thuế năm 1994,
dẫn tới tình trạng thâm hụt tài chính nặng nề, đây là một trong những
nguyên nhân lớn thúc đẩy các chính phủ địa phương đẩy mạnh chính sách
trưng thu đất đai vô tội vạ, mà trưng thu đất đai vô tội vạ chính là
nguồn cơn của hàng chục nghìn vụ biểu tình, chống đối hàng năm ở Trung
Quốc.
Hơn nữa là việc phải nuôi một bộ máy an ninh, quân cảnh, cảnh sát
hùng hậu, chính phủ các địa phương phải tăng cường hơn nữa việc cải
thiện tình hình tài chính thông qua các loại thuế, giấy phép cũng như là
các đơn phạt hành chính. Ngược lại đó là chính sách tài chính của chính
quyền trung ương lại khuyến khích việc thâm ô, tham nhũng cũng như các
hành vi hủ bại khác. Mặt khác, chính quyền trung ương lại có ý đồ thông
qua những thủ đoạn chính trị khác nhau nhằm vào quá khứ hòng duy trì cục
diện, giữ vững sự ổn định xã hội. Tuy nhiên những chống đối và bất mãn
của người dân cũng cung cấp những thông tin về sai phạm của chính quyền
địa phương cấp cơ sở, từ đó đưa tới việc xét xử ngày càng nhiều hơn
những sai phạm của cán bộ chính quyền địa phương, gia tăng hơn nữa hình
tượng và tính chính đáng của chính quyền. Vấn đề ở chỗ là chính quyền
trung ương với tư duy hành chính lấy mục tiêu "không có biểu tình chống
đối" làm thước đo để cất nhắc, đề bạt quan chức, từ đó nảy sinh mâu
thuẫn "càng duy trì ổn định, càng bất ổn".
Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng mâu thuẫn trong
chính sách duy trì ổn định xã hội là kết cấu phân quyền giữa trung ương
và địa phương. Tính phức tạp trong cơ chế phân quyền, sự khác biêt
trong quan hệ cấp trên cấp dưới giữa chính quyền trung ương và địa
phương đều là trở ngại lớn cho quá trình kiên trì thực thi chính sách
xuống bên dưới của chính quyền trung ương. Tuy nhiên điều này cũng có
mặt thuận lợi đó là chính quyền trung ương dễ dàng đổ trách nhiệm lên
đầu chính quyền địa phương, có lợi cho việc củng cố tính hợp pháp, chính
danh của chính quyền trung ương. Kết quả là, ở mặt nào đó, đa số các
cuộc biểu tình chống đối tuy có thể thông qua các biện pháp phi bạo lực
để giải quyết hay kết thúc, thì lại xuất hiện những cuộc chống đối bạo
lực khác. Nhìn trên bề mặt có thể thấy, hành động bạo lực nổ ra làm trái
với chỉ thị của Bắc Kinh, nhưng lại đưa cho Bắc Kinh một lí do tốt để
sử dụng bạo lực giải quyết vấn đề, cho nên Bắc Kinh không hề ra lệnh
nghiêm cấm các chính phủ địa phương sử dụng bạo lực. Đồng thời lại không
giới hạn rõ ràng trách nhiệm của các cơ cấu an ninh, quân đội. Bắc Kinh
chỉ là đưa ra các biện pháp thu hồi và xử lí hiện trường, mà lại không
tiến hành thực thi các chính sách cắt đứt mầm mống của những vụ biểu
tình chống đối. Chính là đảng cộng sản Trung Quốc muốn thông qua các
biện pháp duy trì ổn định xã hội một cách bị động, mà không phải thực
thi những cải cách chính trị triệt để nhằm triệt tiêu những xung đột lợi
ích. Hơn nữa một khi thất bại, Bắc Kinh có thể duy trì khản năng sử
dụng "biện pháp giải quyết xung đột mang đặc sắc Trung Quốc" như đã
từng diễn ra vào mùa xuân năm 1989.
Nguồn: FB Hu Zi
2013/10/08
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét