Valerie Hamilton
Ngày 25 tháng 7, 2013
Hai nhà hoạt động tại Washington, DC, Trinh Nguyễn (phải) và Angelina Huỳnh (trái), đang hướng dẫn qua skype cho một blogger tại Việt Nam. |
Vào ngày Thứ Năm Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp kiến chủ tịch Trương Tấn Sang tại Washington. Trong chương trình nghị sự của Hoa Kỳ có đề mục thảo luận tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là các cuộc đàn áp của chính quyền đối với các blogger bất đồng chính kiến. Các nhóm chống kiểm soát báo chí ước tính Việt Nam đã bắt giam khoảng 35 bloggers, một trong những hồ sơ tồi tệ nhất trên thế giới.
Tuần trước, một sắc lệnh mới được ban hành hầu xiết chặt hơn quyền sử dụng Internet. Nhưng các blogger Việt Nam đang học cách làm sao để đi trước sự kiểm soát của chính quyền một bước, với sự giúp đỡ của các nhà hoạt động mạng thông thạo ở Mỹ. Do Valerie Hamilton tường trình.
Trinh Nguyễn là một thành viên của đảng Việt Tân, một tổ chức ủng hộ tự do dân chủ tại Việt Nam có cơ sở tại Mỹ. Đôi khi, điều này có nghĩa: cô ấy là một người hỗ trợ kỹ thuật.
Từ phòng ăn của mình ở Washington DC, cô ấy nói chuyện qua Skype với một blogger ở Việt Nam đang gặp khó khăn để vượt qua tường lửa của chính phủ trên Facebook. Facebook rất phổ biến không chỉ cho mạng xã hội, mà còn là cửa ngõ phát biểu của những nhà bất đồng chính kiến. Nhưng ở Việt Nam khi 16 triệu người sử dụng Facebook cố gắng vào trực tiếp trang web, họ chỉ thấy một trang trống không.
Chính phủ Việt Nam tiếp tục theo dõi chặt chẽ các thành phần bất đồng chính kiến có tiềm năng, và họ tập trung vào môi trường mạng ngày càng nhiều. Cho đến nay nhà cầm quyền đã bắt giữ nhiều blogger so với năm 2012. Các blogger bị cáo buộc với tội danh chống lại nhà nước trên không gian mạng.
"Họ sử dụng kỹ thuật cao để theo dõi các blogger trên mạng, vì vậy các blogger thường xuyên bị dòm ngó, quấy rối, và kêu lên thẩm vấn", Trinh cho biết.
Đối với các blogger, tránh đuợc sự kiểm soát của chính quyền là điều thiết yếu để tiếp tục sinh hoạt trên mạng mà không bị tù đày.
Những người Mỹ gốc Việt chia sẻ cùng mục tiêu và thông thạo trên mạng đã giúp hướng dẫn các blogger cách thức an toàn trên mạng. Chương trình này: An toàn kỹ thuật vở lòng, còn được gọi là Digital Security 101.
"Họ sẽ học cách để bảo vệ email của họ, học cách tốt nhất để trò chuyện trên mạng”, Trinh nói. "Vì vậy, khi trao đổi với các nhà hoạt động tại Việt Nam đang trên Skype, chúng tôi ở Mỹ có thể hướng dẫn họ làm thế nào để xóa quá trình liên lạc trước đó của họ, làm thế nào để làm sạch quá trình vào các trang mạng, hoặc làm thế nào để đổi địa chỉ mạng qua hệ thống ủy nhiệm (proxy).
Trinh sinh tại Việt Nam, nhưng định cư tại Texas khi cô được sáu tuổi. Cô và các bạn trẻ khác trong đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ bắt đầu mở lớp đào tạo an ninh mạng vào năm 2009, khi chính phủ Việt Nam thiết lập tường lửa đối với Facebook. Các bạn trẻ đã sản xuất một video âm nhạc bằng tiếng Anh và Việt để giải thích cách sử dụng hệ thống ủy nhiệm proxy. Họ cũng đã khuếch trương nhiều khóa đào tạo, được tổ chức trên Skype ở các nước Đông Nam Á khác.
Họ cũng đã kiến tạo một trang web được gọi là "nofirewall.net" — một thư viện trực tuyến chuyên thông tin về cách tự bảo vệ và an toàn trên mạng.
Trên trang web này, các blogger có thể xem các video bằng tiếng Anh với phụ đề tiếng Việt. Ví dụ, cách để che giấu danh tính máy của mình khi lên mạng.
Nghe có vẻ như dấu diếm và căng thẳng nhưng ở Việt Nam, bày tỏ bất đồng chính kiến trên mạng là chuyện nguy hiểm.
Theo Delphine Hagland, người đứng đầu chi nhánh tại Mỹ của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, thì Việt Nam đứng gần chót trong bảng chỉ số về tự do báo chí toàn cầu.
Hagland cho biết: "Nếu bạn là một công dân Việt Nam và bạn mở một trang blog để bày tỏ nỗi bất mãn về một vụ tham nhũng hoặc một trường hợp phá hoại môi sinh, bạn có thể bị bắt và bị kết án nhiều năm tù."
Luật sư Nguyễn Văn Đài là một người đấu tranh cho nhân quyền được nhiều người biết đến và là một blogger ở Việt Nam. Ông hiểu rõ sự cần thiết của kỹ thuật an ninh trên mạng.
"Họ phái người đi theo tôi. Tôi đi đâu cũng bị công an theo dõi," Luật sư Đài nói.
Năm 2007, ông cho biết công an kiểm soát máy vi tính của ông và tìm thấy các đường dẫn đến các bài viết trên mạng ủng hộ dân chủ của ông. Ông bị bốn năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước. Và hôm nay, trong khi bị quản thúc tại gia, ông viết một blog rất phổ biến về dân chủ và nhân quyền.
Trinh Nguyễn cho biết đảng Việt Tân đã giúp huấn luyện hàng trăm blogger qua hình thức này về kỹ thuật phòng chống và an ninh trên mạng. Cô hy vọng qua đó sẽ giúp các thông tin lan rộng trong nước.
(DienDanCTM phỏng dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét