2012/07/31

Mẹ blogger Tạ Phong Tần tự thiêu phản đối việc bắt giữ con gái mình

RadioCTM

Chúng tôi thành kính chia buồn cùng tang quyến trước sự ra đi quá thương tâm của Cụ Bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu của blogger Tạ Phong Tần.
BBT - WebVT

GHPGVNTN phân ưu cùng tang quyến Cụ Bà Đặng Thị Kim Liêng


GHPGVNTN

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO
Chùa Giác Hoa, 15/7 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP. Saigon
Phật lịch 2556 - Số 07/VHD/TB/VT



THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
TANG QUYẾN CỤ BÀ ĐẶNG THỊ KIM LIÊNG


Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Được tin:

Cụ Bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu tại khu hành chánh Thành phố Bạc Liêu để phản đối Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt giữ, giam cầm oan ức con gái Bà là cô Tạ Phong Tần và gần đây còn liên tục bị công an khủng bố, đe doạ gia đình bà một cách nghiêm trọng.

Đây là nỗi đau thương, mất mát rất lớn đối với gia đình cô Tạ Phong Tần. Tuy nhiên, việc tự thiêu của Cụ Bà có thể làm ngọn đuốc thức tỉnh nhân tâm đồng thời đánh động thế giới về ách nạn độc tài, độc đảng đã thống trị trên đất nước Việt Nam suốt hơn 60 năm qua. 

Viện Hoá Đạo GHPGVNTN cùng chư Tăng, Ni và đồng bào Phật tử thành kính chia buồn cùng tang quyến cô Tạ Phong Tần, và sẽ gửi phái đoàn chư Tăng đến phúng điếu, cầu siêu cho hương linh Cụ Bà. 

Cầu nguyện chư Phật tiếp dẫn hương linh Cụ Bà Đặng Thị Kim Liêng vãng sanh về cảnh giới An lành.

Chùa Giác Hoa, Saigon ngày 31.7.2012
Viện trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN(ấn ký)
Hoà thượng Thích Viên Định

Tuyên bố về hiện tình đất nước: Tổ quốc lâm nguy!


Khối 8406

Kính gửi:
- Toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ. 
Tổ Quốc Việt Nam đang lâm nguy vì dã tâm xâm lược của Nhà cầm quyền Trung Quốc và vì thái độ “hèn với giặc, ác với dân” của Nhà cầm quyền Việt Nam! Điều đó thấy rõ qua vô số sự kiện dồn dập gần đây liên can tới quan hệ Trung-Việt.
Hiện tình quan hệ Việt Nam – Trung Quốc:
Ngày 21-06-2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền nước Việt. Cùng ngày, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị tuyên bố: “Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới”. Việc này đã kéo theo một chuỗi phản ứng như sau:
1) Hành động xâm lược của phía Trung Quốc:
+ Ngay trong ngày 21-06-2012, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa”, với phạm vi quản lý bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Cùng ngày, tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Trương Chí Quân đã triệu tập đại sứ Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thơ, yêu cầu phía Việt Nam phải “chỉnh sửa ngay lập tức Luật Biển mới thông qua vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc. Nó hoàn toàn vô giá trị, không có hiệu lực. Hành động đơn phương của Việt Nam làm leo thang và phức tạp thêm tình hình, vi phạm sự đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo hai nước cũng như tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC.”

TCBC: Yêu cầu nhà cầm quyền thả ngay 17 thanh niên Công giáo và Tin lành


VRNs

VRNs (30.07.2012) - Sài Gòn – Ngày 30.07.2012 tới đây là tròn một năm người đầu tiên trong số 17 thanh niên Công giáo và Tin lành bị bắt, trong số họ, nhiều người là phóng viên, cộng tác viên và học viên các lớp kỹ năng truyền thông trực thuộc Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam (VRNs). Nhân dịp này VRNs vừa phát hành Thông cáo báo chí số 02/2012, trong đó đưa ra năm lời kêu gọi.
Lời kêu gọi khẳng định 17 thanh niên này là những người tốt, hết lòng phụng sự xã hội và tôn giáo. Công an đã vi phạm nghiêm trọng Bô luật tố tụng hình sự khi bắt 17 người này. Lời kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội thả ngay những công dân này. Thông cáo cũng ngõ lời cám ơn đến giáo sư Allen Weiner – thuộc Phân Khoa Luật của Đại Học Stanford đã đại diện cho 17 thanh niên bị bắt nêu trên đệ đơn lên Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Người Tuỳ Tiện, và kêu gọi mọi cá nhân, tổ chức yêu chuộng công lý và sự thật cầu nguyện, lên tiếng và hành động yêu cầu nhà cầm quyền thả 17 thanh niên Công giáo và Tin lành này.

2012/07/29

DB Úc đòi CSVN thả bà Trần Thị Thúy và các nhà đấu tranh đang bị giam cầm


DB Luke Donnellan

Ngày 20 tháng 7 năm 2012
Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ Tướng Chính phủ nước CHXHCNVN
16 Lê Hồng Phong 
Quận Ba Đình, Hà Nội
Việt Nam
Kính gửi ông Nguyễn Tấn Dũng,
Tôi viết thư này liên quan đến bà Trần Thị Thúy thuộc tỉnh Bến Tre.
Tôi thất vọng khi được biết rằng Bà Trần Thị Thúy đã bị cầm tù gần đây vì những lý do chính trị và rằng bà có thể bị đối xử hung bạo và vô nhân đạo bởi nhà chức trách Việt Nam.
JPEG - 23.8 kb
DB Luke Donnellan
Bất kể người nào đó có tội hay vô tội và tội họ là gì đi nữa, Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cấm tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt bất cứ ai một cách tàn nhẫn vô nhân đạo.
Tôi cũng lo âu rằng bà Trần Thị Thúy có thể bị cưỡng bức lao động, cụ thể là công việc bẻ và bóc vỏ hạt điều đã làm bà bị phỏng da và khiến sức khỏe bà bị suy sụp. Hơn nữa, nếu bà Trần Thị Thúy bị vấn đề về sức khỏe thì bà cần phải được điều trị thích hợp.
Tôi biết rằng Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện phán quyết chính phủ Việt Nam đã vi phạm luật pháp quốc tế trong trường hợp của bà Trần Thị Thúy. Một phán quyết như vậy đã phơi bày một tình trạng không mấy tốt đẹp về nền công lý và tự do tại Việt Nam, thật là đáng tiếc vì đất nước và dân tộc Việt Nam rất tươi đẹp.
Tôi khẩn thiết kêu gọi chính phủ của ông hãy thả tất cả các tù nhân chính trị và các nhà hoạt động tại Việt Nam và đảm bảo cho tất cả mọi người trong tù Việt Nam đều được xét xử công bằng và đối xử đúng theo Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Chính phủ Úc và cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục theo dõi về trường hợp của bà Trần Thị Thúy và những nhà đấu tranh ôn hòa khác. Tôi hy vọng rằng bà Trần Thị Thúy và các bạn của bà sẽ được thả trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng,
DB. Luke Donnellan
Dân Biểu Quốc Hội đại diện vùng Narre Warren North

Nhục Tam Sa


Ngô Nhân Dụng

Ngày 24 Tháng Bẩy, Cộng Sản Trung Quốc đã chính thức tổ chức lễ nhân dịp ra mắt tân thị trưởng thị xã Tam Sa mới được 45 người trong hội đồng xã “bầu lên” ngày hôm trước.
Lễ ra mắt được tổ chức linh đình trên hòn đảo Phú Lâm, tên quốc tế là Woody, từ thời Trung Hoa Dân Quốc chiếm năm 1946 đã đặt tên Tàu là Vĩnh Hưng. Thị trưởng đầu tiên của xã Tam Sa là Xiao Jie, nguyên là trưởng ty Canh Nông tỉnh đảo Hải Nam. Ông Xiao Jie (Tiểu Thư?) tuyên bố rằng Ðảng Cộng Sản Trung Quốc thật là “trí tuệ” khi thiết lập xã Tam Sa, để “triển khai chủ quyền của đất nước” trên cả ba quần đảo trong vùng Ðường Chín Ðoạn; với mục đích khai thác các tài nguyên trong vùng biển này.
Ðảo Phú Lâm dài gần 2 cây số thuộc nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) trong quần đảo Hoàng Sa của nước ta, rộng hơn hai cây số vuông, diện tích còn nhỏ hơn cả Chợ Ðồng Xuân ở Hà Nội. Bản tin AP ngày hôm qua mô tả trên hòn đảo này ngoài mấy cây dừa chỉ có một nhà bưu điện, một siêu thị và một bệnh viện, ngoài ra chả có gì đáng kể. Cũng không thể đào giếng lấy nước, cho nên nước ngọt phải chở từ Hải Nam qua, đi đường thủy mất 13 tiếng đồng hồ! Nhà báo Mỹ bỏ sót không kể đến một tòa nhà rất tráng lệ trên đảo, là tòa thị chính và trụ sở đảng Cộng Sản. Ai cũng biết trong một quốc gia cộng sản thì tòa nhà lớn nhất ở xã nào cũng thường là trụ sở đảng. Tân Hoa Xã công bố bức hình tòa nhà này, kiến trúc giống như kiểu Hy Lạp với những cây cột cao song song vươn thẳng và mặt tiền trang trí hình tam giác; nhưng đằng sau lại ngoi lên một cái chòm hình cầu giống như trong kiến trúc Chính Thống Giáo hoặc Hồi Giáo, chỉ thiếu hình cái củ hành mà thôi!

2012/07/26

Giáo sư Đại Học Stanford đệ đơn cho 17 thanh niên Công giáo trước LHQ


Stanford

Giáo sư Allen Weiner thuộc Trường Luật Đại Học Stanford đã đứng đơn đệ nạp với Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện thay cho 17 nhà hoạt động xã hội và chính trị tại Việt Nam.
STANFORD, California, ngày 25 tháng 7, 2012 – Gs. Allen Weiner, Đồng Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Đại Học Stanford, hôm nay đã đệ đơn đến Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) tại Genève đặt vấn đề về việc bắt giam phi pháp và tiếp tục giam giữ 17 nhà hoạt động xã hội và chính trị Việt Nam. Bản văn thỉnh cầu Ủy Ban UNWGAD đòi nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) thả tất cả những người bị giam ngay lập tứcc để sửa trị ngay những vi phạm nhân quyền trong việc bắt giữ và giam cầm họ một cách tùy tiện.
JPEG - 15.1 kb
Gs. Allen S. Weiner
Theo Gs. Weiner, trong năm qua, tất cả 17 nhà hoạt động đã bị bắt và giam cầm bởi CHXHCNVN vì đã vi phạm một số luật hình sự Việt Nam. Các luật đó ngăn cấm "những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", việc "phá hoại sự đoàn kết quốc gia", và tham gia "tuyên truyền chống lại Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam." Những người đệ đơn có liên kết với Dòng Chúa Cứu Thế thuộc Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. 11 người trong số này bị cáo buộc là thành viên của Việt Tân, một đảng đấu tranh cho dân chủ. Những người bị giam đã trải chịu đựng nhiều loại vi phạm nhân quyền, bao gồm cả những vi phạm các quyền căn bản của họ về tự do ngôn luận, hội họp và lập hội.

Đi tù cả lũ


Đỗ Đăng Liêu

Ông Tony Abbott là lãnh tụ đảng đối lập tại Úc Châu. Ông Mitt Romney là người Đảng Cộng Hoà chọn để tranh cử chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ vào tháng 11 sắp tới. Ông Francois Holland, cách đây vài tháng là lãnh tụ đối lập thuộc Đảng Xã Hội Pháp, nay đã trở thành tổng thống sau khi “lật đổ” được đảng cầm quyền của Tổng Thống Nicolas Sarkozy. Ông Ed Miliband hiện là lãnh tụ Đảng Lao Động Anh Quốc là đảng đối lập với Đảng Bảo Thủ đang cầm quyền. Ở Đức Quốc, ông Sigmar Gabriel là lãnh tụ của đảng Dân Chủ Xã Hội đối lập với chính quyền của Thủ Tướng Angela Merkel. Ở nước Ý, ông Pier Luigi Bersani là lãnh tụ Đảng Dân Chủ, đối lập với chính quyền của Thủ Tướng Mario Monti.
Ở trên là tên của một vài lãnh tụ đối lập tại một số quốc gia được coi là dân chủ trên thế giới.
Tất cả những vị đó và những lực lượng mà họ lãnh đạo đều có một mục tiêu rất rõ ràng và công khai là “lật đổ” chính quyền đương nhiệm tại nước của họ để lên nắm quyền nhằm thi hành một chính sách mà họ cho là hay hơn. Và trong khả năng của họ, họ làm tất cả những gì mà luật pháp cho phép, kể cả biểu tình, chỉ trích, vạch trần những cái xấu của chính phủ, … để đạt mục tiêu “lật đổ chính quyền” qua lá phiếu của người dân.

Công dân hạng nhất: CÔNG AN


Phạm Nhật Bình

Một trong những quyền con người được cả nhân loại đề cao là quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Đó là thước đo phẩm giá con người trong xã hội, bao quát toàn bộ các quyền bình đẳng khác của con người trong các lĩnh vực như chính trị, văn hóa, kinh tế, dân sự. Quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật cũng có thể coi như cội nguồn của dân chủ mà nhìn vào đó người ta có thể đánh giá một thể chế có tự do dân chủ hay không.
Quyền bình đẳng trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của Hoa Kỳ (1) cũng là điều đầu tiên được ông Hồ Chí Minh nhắc đến trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân Chủ Công Hoà, đọc ngày 2/9/45 ở Hà Nội. Thế nhưng, xã hội Việt Nam hiện nay, tình trạng bất bình đẳng trong cách đối xử của nhà cầm quyền đối với công dân đã trở nên trầm trọng đến nỗi người ta có thể phân ra nhiều loại công dân khác nhau: công dân hạng nhất, hạng hai, hạng ba,... và hạng bét, một loại người mất hẳn quyền công dân từ khi sinh ra đời. 
Vậy những ai là “công dân hạng bét” và ai là “công dân hạng nhất?”
Dễ lắm. Chỉ cần nhìn vào cách xét xử của các tòa án Việt Nam đối với từng loại người, đặc biệt so sánh các bản án là đã có thể thấy được sự “phân cấp công dân” này. 

Giáo dân giáo điểm Con Cuông tiếp tục bị sách nhiễu


TNCG

Tin mới nhận từ giáo xứ Quan Lãng.
TNCG - BBT thanhnienconggiao đã nhận được tin rạng sáng ngày hôm nay ngày 24/7, một giáo dân tại Con Cuông đã bị “trộm” phá nhà đột nhập vào lấy trộm tiền và vứt đồ đạc. Trước đó mấy hôm, cũng là một giáo dân giáo điểm Con Cuông là chị Lại Thị Hiền bị nhà cầm quyền thị trấn Con Cuông thịch thu hàng buôn của chị và bắt nộp phạt.
Được biết giáo dân bị hại là ông Trần Văn Hồng ban hành giáo tại giáo điểm Con Cuông, nhà ông Hồng cách nhà nguyện khoảng 600m và có ki ốt bán hàng tạp hóa. Theo lời ông kể lại thì trước đây không lâu nhà ông bị ném đá lên mái nhà vào ban đêm, cho đến thời điểm cuối ngày 23/7 thì nhà ông vẫn bình yên, nhưng dậy sáng mai thì gia đình ông mới phát hiện bị mất trộm, “kẻ trộm” đã cạy cửa đột nhập vào ki ốt và lấy trộm 3000.000đ cùng phá phách đồ đạc và vứt lung tung.
Cũng theo một nguồn tin từ Quan Lãng cho biết trước đó không lâu, một giáo dân Con Cuông là chị Lại Thị Hiền bị sách nhiễu, gia đình chị Hiền sống bằng nghề bán hàng rong ở chợ, trước đây chị vẫn làm ăn bình yên, nhưng từ ngày nhà cầm quyền tại Con Cuông ngăn cấm tự do tôn giáo tại đây thì chị cũng là một trong những người bị sách nhiễu, chúng tôi được biết cán bộ thị trấn Con Cuông đã ngăn cấm không cho chị Hiền buôn bán, tịch thu hàng hóa của chị Hiền và còn bắt chị Hiền làm giấy nộp phạt với số tiền lên tới 14-15 triệu đồng. Trước những điều phi lý của nhà cầm quyền như vậy, chị Hiền không chịu và hiện tại chị không đồng ý với cái quyết định nộp phạt rất vô lý của cán bộ thị trấn Con Cuông. Cùng với chị còn có 10 người khác cũng bán hàng rong như chị nhưng lại không bị ngăn cấm, trong 10 người đó có một người là con của cán bộ huyện Con Cuông. Trước sự việc đó, không những chị Hiền mà những người dân buôn bán ở chợ cũng rất bất bình với việc làm đó của nhà cầm quyền, họ phản đối mạnh mẽ và thắc mắc là tại sao chỉ có chị Hiền bị bắt thì được trả lời là vì chi Hiền là người công giáo. nghe vậy người dân lại càng bức xúc vì sự kì thị tôn giáo của nhà cầm quyền Con Cuông.

2012/07/24

’Gửi ông Nguyễn Thế Thảo’


Thái Bá Tân

Bài thơ "Gửi ông Nguyễn Thế Thảo" của nhà thơ Thái Bá Tân được sáng tác như một lời nhắn gửi ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội, sau khi ông tuyên bố rằng người yêu nước biểu tình chống Trung Quốc bị "các thế lực thù địch xúi giúc". Kính mời quí độc giả theo dõi.
BBT Web-VT
— -
Gửi ông Nguyễn Thế Thảo
Xin phép được giới thiệu,
Tôi đã U bảy mươi,
Tuổi nhiều hơn ông đấy,
Tuổi gần đất xa trời.
Cho nên, xin nói thật,
Là ông còn hồ đồ.
Ông đâu phải con nít.
Hay giả vờ ngây ngô?
Tôi và những người khác
Tham gia đi biểu tình
Chống thằng Tàu xâm lược,
Thực hiện quyền của mình.

Thư chất vấn của Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện gởi nhà cầm quyền CSVN


RadioCTM

Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc bản dịch bức thư chất vấn của Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện gởi nhà cầm quyền Việt Nam về trường hợp các thanh niên công giáo bị bắt từ tháng 7 và 8 năm 2011.
Nguyên bản tiếng Anh đã được đăng tải tại tranghttp://www.chuacuuthe.com/archives/33760
BBT-RadioCTM
***

LIÊN HIỆP QUỐC
VĂN PHÒNG LIÊN HIỆP QUỐC
CAO ỦY VỀ NHÂN QUYỀN
THỦ TỤC ĐẶC BIỆT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN
Những phán quyết của Điều Tra Trưởng Nhóm Làm Việc về Bắt Giữ Tùy Tiện; Điều Tra Viên Đặc Biệt về sự độc lập của chánh án và luật sư; Điều Tra Viên Đặc Biệt về việc bảo vệ và cổ vũ cho quyền tự do tư tưởng và ngôn luận; Điều Tra Viên Đặc Biệt về quyền tự do hội họp ôn hòa và quyền tự do lập hội; Điều TraViên Đặc Biệt về tình trạng những nhà bảo vệ nhân quyền.
THAM CHIẾU: UA G/SO 218/2 G/SO 214 (67-17) Assembly & Association (2010-1) G/SO 214 (107-9) G/SO 214 (3-3-16)
VNM 7/2011
1 tháng 12 năm 2011
Kính thưa Quí Ông,
Chúng tôi hân hạnh trao đổi với Ông với tư cách là Điều Tra Trưởng Nhóm Làm Việc về Bắt Giữ Tùy Tiện; Điều Tra Viên Đặc Biệt về sự độc lập của chánh án và luật sư; Điều Tra Viên Đặc Biệt về việc bảo vệ và cổ vũ cho tự do tư tưởng và ngôn luận; Điều Tra Viên Đặc Biệt về quyền tự do hội họp ôn hòa và quyền tự do lập hội; Điều Tra Viên Đặc Biệt về tình trạng những nhà bảo vệ nhân quyền, theo nghị quyết 60/251 của Đại Hội Đồng và các nghị quyết 15/18, 17/2, 16/4, 15/21 và 16/5 của Hội Đồng Nhân Quyền.
Trong cương vị này, chúng tôi muốn lưu ý Chính Phủ của Quí Ông về những thông tin chúng tôi nhận được về việc các ông Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Oai, Peter Trần Hữu Đức, Đậu Văn Dương, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt và Hồ Văn Oanh tiếp tục bị giam giữ, và tình trạng của nhà bảo vệ nhân quyền Giáo Sư Phạm Minh Hoàng.
Các ông Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Oai, Peter Trần Hữu Đức, Đậu Văn Dương, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt và Hồ Văn Oanh đều có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế, và đều tích cực trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Gần đây họ đã ký kiến nghị yêu cầu trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ, một nhà đấu tranh cho nhân quyền đã bị xử tù 7 năm vào tháng tư năm 2011 sau khi vận động cho một nền dân chủ đa nguyên tại Việt Nam. Bản kiến nghị cũng phê phán Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam nhằm giới hạn quyền tự do ngôn luận.
Ông Phạm Minh Hoàng là một blogger được nhiều người biết đến, chuyên viết về những vấn nạn mà Việt Nam phải đối diện, đặc biệt về giáo dục và môi sinh. Ông là giảng viên môn toán áp dụng tại Trường Đại Học Bách Khoa Tp. HCM và tổ chức các buổi học thảo về kỹ năng lãnh đạo cho sinh viên của ông. Ông tích cực vận động chống lại việc khai thác bô xít ở vùng Tây Nguyên, cổ vũ cho nhân quyền và khuyến khích tham gia hoạt động xã hội.

Kêu gọi đề cử Ứng viên cho Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2012


MLNQVN

MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
VIETNAM HUMAN RIGHTS NETWORK
8971 Colchester Ave, Westminster, CA 92683
Tel.: (714) 657-9488
Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net
http://www.vietnamhumanrights.net

Thông Cáo Báo Chí
24/7/2012
MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
Kêu Gọi Đề Cử Ứng Viên Cho Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2012


Giải Nhân Quyền Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) thành lập từ năm 2002 nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam. Giải Nhân Quyền Việt Nam còn nhằm bày tỏ sự liên đới của người Việt khắp nơi đối với những cá nhân và đoàn thể đã và đang dấn thân bảo vệ quyền làm người và công lý cho người dân Việt Nam.
Từ ngày thành lập đến nay, MLNQVN đã tuyên dương những nhà đấu tranh hàng đầu cho nhân quyền tại Việt Nam, gồm Hoà thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Luật sư Lê Chí Quang, Ông Nguyễn Vũ Bình, Ông Nguyễn Khắc Toàn, Ông Phạm Quế Dương, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Ông Lê Quang Liêm, Linh mục Phan Văn Lợi, Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, Ông Đỗ Nam Hải, Ông Nguyễn Chính Kết, Ông Hoàng Minh Chính, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận, Mục sư Nguyễn công Chính, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Ký giả Trương Minh Đức, Ông Đoàn Huy Chương, Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, và Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Hiện nay một số lớn những người đã được trao Giải Nhân Quyền Việt Nam còn đang bị tù đày hoặc cô lập. MLNQVN tiếp tục kêu gọi thế giới lưu tâm đến tình trạng nhân dân Việt Nam bị tước đoạt tự do và nhân quyền, đặc biệt là những khôn nguyên Giải Nhân Quyền VN.
Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2012 sẽ được trao tặng nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 64 vào tháng 12 năm 2012 tại TP Montréal, Canada. MLNQVN mong ước sẽ đón nhận được nhiều hồ sơ đề cử ứng viên xứng đáng cho Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2012 từ các đoàn thể và cá nhân trong cũng như ngoài nước. Kết quả việc xét giải sẽ được chính thức công bố vào đầu tháng 11 năm 2012. 

Nhà Đấu tranh cho Dân oan Trần Thị Thúy bị đối xử dã man trong tù


Front Line Defender

Cập nhật tình hình nhân quyền Việt Nam: Nhà đấu tranh nhân quyền Trần Thị Thúy bị đối xử dã man trong tù
Bà Trần Thị Thúy, một nhà đấu tranh cho dân oan và thành viên của Đảng Việt Tân, bị đối xử dã man trong tù.
Trong thời gian điều tra, công an đã gây thương tích vào vùng bụng của bà cho đến nay vẫn chưa lành, và mặc dù trong tình trạng sức khỏe ngày càng suy sụp, bà bị cưỡng ép lao động. Làm việc nhiều giờ bẻ và bóc vỏ hạt điều đã khiến da bà bị phỏng, và bà đã nhiều lần bị ngất xỉu. Nhà đấu tranh nhân quyền này đã không được điều trị mặc dầu bà đã nhiều lần yêu cầu được cấp cứu.
Hơn thế nữa, nhà cầm quyền đã xử dụng tù hình sự cùng trại để hăm dọa bà Trần Thị Thúy, và gia đình đã không được thông báo khi bà bị chuyển sang trại giam K5 tại Long Khánh tỉnh Đồng Nai. Được biết, việc đối xử tàn tệ với bà Trần Thị Thúy chỉ vì bà đã nhiều lần cương quyết không nhận tội để được giảm án.

Kinh nghiệm từ Thập Phương


Bùi Tín - VOA

23.07.2012
Thập Phương là một thị trấn của huyện Đức Dương tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đã 3 năm nay Thập Phương nổi lên là một địa bàn đấu tranh của nông dân nổi dậy đòi lại ruộng đất bị cường hào mới cưỡng chiếm, kiên quyết chống lại sự đàn áp có khi khốc liệt của chính quyền, công an địa phương.
Tháng 7/2012 này cuộc đấu tranh của nông dân Thập Phương đã diễn ra khốc liệt chống lại hơn 1.000 công an võ trang dùng đạn hơi cay và đạn gây choáng bắn xối xả vào nông dân tay không, làm nhiều nạn nhân bị thương, ngất xỉu. Thế là bà con Thập Phương lập tức loan rộng tin và hình ảnh cuộc đàn áp, kêu cứu với đồng bào toàn huyện Đức Dương, toàn tỉnh Tứ Xuyên và cả nước Trung Quốc.
Học sinh thị trấn Thập Phương và sinh viên huyện Đức Dương lập tức nêu cao khẩu hiệu”không sợ bạo lực phi nghĩa!”, ”nhân dân Thập Phương và Đức Dương dũng cảm đứng dậy”, lôi cuốn hơn một vạn dân đổ xuống đường với khí thế mạnh mẽ trong trật tự, đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau, chăm sóc người bị thương, chỉ mặt những công an tàn ác với dân.
Các nhà trí thức dân chủ và thuộc các tổ chức bảo vệ nhân quyền toàn quốc và ở Đài Loan lập tức lên tiếng tố cáo cuộc đàn áp thô bạo của chính quyền Thập Phương, nhiều nhà vân, nhà văn hóa, nhân sỹ trong và ngoài đảng CS cũng lên tiếng mạnh mẽ. Thế là bí thư huyện ủy đảng CS huyện Đức Dương phải đích thân xuống xem xét và giải quyết tình hình xáo động ở đây, đồng thời báo cáo lên tỉnh ủy và trung ương.
Phong trào trên đây dần dần được mang tên "Phong trào phản kháng bạo lực của Thập Phương”.

Phát hiện tấm bản đồ cổ của TQ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc lãnh thổ TQ


Duy Minh

(NguoiViet.de) Tiến sỹ Mai Hồng nguyên là Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện ông đang là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam. Hơn 30 năm gắn bó với công tác lưu trữ, Tiến sỹ Mai Hồng đã sưu tập được rất nhiều tư liệu quý và có giá trị lịch sử cũng như giá trị thực tiễn cao. Trong số này, ông đặc biệt chú ý tới một bức bản đồ cổ có tên gọi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có xuất xứ từ Trung Quốc…
JPEG - 51.1 kb
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) xuất bản tại Thượng Hải năm 1905.
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1905 và tái bản năm 1910. Đây là một trong những tập bản đồ Trung Quốc được vẽ và ấn hành vào cuối triều Thanh, phản ánh nhận thức đương thời của người Trung Quốc, quan chức, học giả đối với cương giới, lãnh thổ Trung Quốc thời điểm đó. Điều đáng chú ý là: Trên bản đồ toàn quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Đảo Hải Nam trên bản đồ là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông, chứng minh các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Ông Lý Thái Hùng nói về Luật Biển


VRNs

(20.07.2012) – Sài Gòn – Để phát triển xã hội, đa số nhân dân Việt Nam nhìn nhận phải có đa nguyên và chấm dứt độc tài. Với tư cách là tổ chức truyền thông, VRNs kể từ nay sẽ thường xuyên đăng những ý kiến đa nguyên, từ nhiều phía nhằm giới thiệu đến độc giả những ý kiến đa chiều về mọi vấn đề xã hội, văn hoá, tôn giáo, chính trị.
Mở đầu chương trình này, chúng tôi kính mời quý vị lắng nghe cuộc thảo luận giữa Thomas Việt, VRNs với ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư đảng Việt Tân, một đảng tuy chưa có nhiều hoạt động nhiều so với những đảng phái chính trị khác tại Việt Nam, nhưng đã được nhà cầm quyền Công sản mặc nhiên công nhận là đảng đối lập. Bằng chứng là bất cứ ai liên quan đến Việt Tân thì đều bị nhà cầm quyền bắt.
Thomas Việt (PV): Chào ông Lý Thái Hùng, như Ông biết vào đầu tháng 7 này có 3 cuộc biểu tình ủng hộ Luật Biển Việt Nam và chống sự xâm lăng của Trung Quốc, sau đó phủ Chủ tịch Việt Nam đã công bố chính thức Luật biển vào ngày 16 tháng 7. Trung Quốc vừa thành lập Nhóm trù bị Hội đồng Nhân dân thành phố Tam Sa – chính thức khởi động thành lập chính quyền Tam Sa. 30 tàu đánh cá hạng lớn đang đánh bắt quanh các hòn đảo Trường Sa của Việt Nam với sự bảo vệ của các tàu Ngư chính. Mới đây, một quan chức ngành công nghiệp đánh bắt cá đã thúc giục chính phủ cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho 100.000 ngư dân ở vùng biển này. Xin Ông có thể cho Truyền Thông Chúa Cứu Thế chúng tôi cuôc phỏng vấn về Luật Biển và những phản ứng.
Với tư cách là Tổng Bí Thư của một đảng đối lập với đảng đang cầm quyền tại Việt Nam thì Ông Lý Thái Hùng có thể nói gì về việc luật biển Việt Nam vừa được công bố vào ngày 16 tháng 7 vừa qua.
Lý Thái Hùng (LTH): Thưa anh, việc Quốc Hội CSVN biểu quyết thông qua Luật Biển với tỷ số áp đảo 495/496 đại biểu là một kết quả đáng ca ngợi. Tuy Luật Biển đã ra đời quá muộn, nhưng ít ra kể từ nay, đối với công luận thế giới, Việt Nam không chỉ xác nhận chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa đang bị Trung Quốc xâm chiếm, mà còn phủ nhận cái gọi là “đường lưỡi bò chín khúc” của Bắc Kinh, xác định quyền làm chủ Thềm lục địa 200 hải lý theo Công Uớc của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Nói cách khác, Luật Biển Việt Nam là văn kiện chính thức phủ nhận tất cả những gì mà các quốc gia khác như Trung Quốc, Đài Loan… đã và đang vi phạm đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. 
Mặc dù Luật Biển Việt Nam dựa theo nền tảng chung của Công Uớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 nhưng đây cũng chỉ là văn kiện mang tính lý thuyết. Muốn bảo vệ chủ quyền biển, đảo một cách thực tế và hiệu quả phải dựa trên ý chí tự chủ và đoàn kết chiến đấu của toàn dân. Nhà cầm quyền không thể núp đàng sau những lý cớ như an ninh, trật tự xã hội, hay dựng ra cái gọi “sự xúi giục của những thế lực phản động” để đàn áp, khống chế quyền bày tỏ lòng yêu nước của người dân.
Nói tóm lại, việc Quốc hội CSVN thông qua Luật Biển chỉ mới đạt về mặt lý thuyết, hay đúng hơn là hình thức, các đại biểu còn phải xác định quyền hành động yêu nước của ngưòi dân qua Luật biểu tình chống xâm lược, luật lập hội bảo vệ biển đảo vân, vân… Việc Quốc hội thông qua Luật Biển trong khi chính quyền thì lại đàn áp người dân đi biểu tình ủng hộ Luật biển, rõ ràng là một nghịch lý chỉ thấy ở Việt Nam.

Cuộc biểu tình yêu nước tại Hà Nội ngày 22-07-2012


BBT-WebVT

Kính mời quí độc giả theo dõi cuộc biểu tình tại Hà Nội ngày 22-07-2012 qua các đường dẫn sau đây:
BBT-WebVT

Lời kêu gọi tổng biểu tình trên toàn quốc ngày 22/7/2012


Chúng tôi xin chuyển đến quí độc giả lời kêu gọi đang được loan truyền rộng khắp trên mạng Internet về ngày biểu tình sắp tới.
BBT-WebVT
— -
Kính thưa toàn thể đồng bào Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm của bốn ngàn năm lịch sử. Dân tộc ta là một dân tộc hòa hiếu, luôn muốn làm bạn với mọi quốc gia trên thế giới, luôn muốn bắt tay với mọi dân tộc để xây dựng một thế giới hòa bình, phát triển. Với Trung Quốc, nhân dân ta đã nhũn nhịn bao lần, đã gạt bỏ những bất hòa trong quá khứ, đã cùng nhân dân Trung Quốc thực hiện phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Ấy vậy mà nhà nước Trung quốc trong mấy năm gần đây luôn có những hành động hiếu chiến, đi ngược lại tất cả những điều tốt đẹp trên.

DB Anh Quốc quan ngại về tình trạng các nhà tranh đấu nhân quyền đang bị giam cầm


DB Jeremy Browne

Ngày 28/5/2012
Kính gửi:
Dân Biểu Robin Walker MP
Hạ Viện Quốc Hội
Luân Đôn
SW1A0AA
Thưa Dân Biểu Robin Walker,
Xin cảm ơn lá thư của Ông đề ngày 19/4/2012 gửi cho ông Bộ Trưởng Ngoại Giao liên quan đến việc giam giữ và những vụ xử án các nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam trong thời gian tới. Tôi hồi âm với tư cách Bộ trưởng trách nhiệm về quan hệ của chúng ta với Việt Nam.
Anh Quốc vẫn tiếp tục quan ngại về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Việt Nam hiện nằm trong danh sách các quốc gia cần quan tâm của chúng ta, và một phần của Báo Cáo Thường Niên của Văn Phòng Ngoại Giao và Khối Thịnh Vượng Chung về Nhân Quyền và Dân Chủ trình lên Quốc Hội vào Tháng 4 năm 2012 đã nói về Việt Nam. Một bản sao của Báo Cáo cùng bản cập nhật mỗi tam cá nguyệt trong năm 2012 có thể tìm thấy trong trang mạngwww.fco.gov.uk/.
Tôi ghi nhận là Ông đã đặc biệt nhắc đến một nhóm 17 công dân Việt Nam đã bị bắt và cầm tù tại Việt Nam. Toà Đại Sứ của chúng ta ở Hà Nội biết về những vụ giam giữ này. 17 người bị giam giữ này cũng có tên trong danh sách những người/ tù nhân đáng quan tâm (POC) của Phái Đoàn Liên Hiệp Âu Châu tại Việt Nam.

Dân oan Lê Thị Kim Thu tuyệt thực trong tù


DanOan2012

Tin 7-19-2012
Cách đây 2 tuần, vào lúc 9 giờ đêm, thứ Sáu ngày 6 tháng 7, năm 2012, công an vây nhà, lục soát, tịch thu, đọc lịnh bắt LTKT về tội "Phá Hoại Tài Sản Công Dân", tạm giam 60 ngày để điều tra (?) Nhưng thực chất là trả thù, hành hạ, tiêu diệt tiếng nói bất khuất "bất đồng chính kiến"; "những cuộc tham gia biểu tình" lúc trước làm run sợ nhà cầm quyền; "hàng ngàn lá đơn đòi đất đai, công lý" mà chính quyền địa phương đã lạm quyền làm quá, quá, quá... sai để không thể giải quyết; và "công văn của những ông tai to mặt bự trung ương đã hoành tráng ký với những con dấu đỏ chót" mà về địa phương bị quăng vào sọt rác, kể cả công văn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Làm sao xóa bỏ những bằng chứng "không thể chối cãi" của con kiến, cộng thêm 24 năm là "biểu tượng của dân oan", là "cái gai" nằm quyền lực của đảng? Thế thì bắt cóc thủ tiêu là đúng chánh sách nhất.
LTKT hiện giờ coi như là "bị bắt cóc" với cái lịnh mà nhà cầm quyền có toàn quyền sinh sát không ai dám xía vào kể cả "bà Ngoại của người ta" vì là chuyện nội bộ. Nhưng đó chỉ là cái cớ còn trong "công văn mật của chính quyền đỏ" lệnh xuống "xã hội đen" là tội làm chính trị. Thế thì LTKT, con kiến nhỏ, chỉ có từ chết đến bị thương mà thôi. Chiêu thức này họ đã áp dụng cho nhiều người như Luật sư Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày,... mà nay chưa có khắc tinh.
Từ ngày bị bắt đến nay không liên lạc được, chỉ có gởi được một lần đồ cá nhân và bây giờ đang tuyệt thực trong tù được 3 ngày. Dĩ nhiên, con giun cái kiến khi bị xéo cũng oằn oại vùng vẫy, LTKT đang quyết liệt tranh đấu cho công lý như đã từng làm ngoài đời trong quá khứ và đang lẽ loi chống lại sự sống chết trùng điệp đang bao vây trong nhà tù mà vũ khí duy nhứt là sự hy sinh. Không khéo, rốt cuộc rồi thân phận con giun cái kiến cũng âm thầm bị đi vào số kiếp.
Nếu và chỉ nếu, chúng ta không làm gì thì... tội nghiệp và oan uổng cho con kiến đã đem hết tuổi xuân của mình xuôi ngược Bắc Nam đòi công lý; uổng cho tâm quyết phải làm một cái gì giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ; uổng cho cái chết tức tưởi vì bị đánh, "bị treo cổ tự tử", bị chôn âm thầm sau nhà tù hoặc bị khật khờ với người đời. Nhà cầm quyền muốn như vậy và họ đã và đang làm. Nếu không phá được cái dã tâm tàn ác này thì sẽ có nhiều người... bị chết oan uổng.
Xin hãy cố gắng phổ biến tin này để khắp thiên hạ thấu hiểu. Hãy ráng làm cho dân oan LTKT là khắc tinh của những vụ vu án oan dân sự rồi kết tội làm chính trị để triệt tiêu những dân oan đấu tranh cho công lý, nhà bất đồng chính kiến... để cho dầu cuối cùng rồi "bị chết", LTKT cũng làm tròn tâm ước của mình như cô đã từng tâm sự. Lần trước, LTKT tuyệt thực đến khi còn là cái xác thì nhà cầm quyền dừng tay, lần này, họ không chắc gì nới tay khi mà mọi người quên lãng LTKT.
Kính mong quý vị hãy phổ biến cho rộng đường dư luận và lên tiếng nói để oan ức không chồng chất thêm.
Kính,
danoan2012@yahoo.com

2012/07/19

Syria: ’Giết hại chính đồng bào của mình không có gì là vinh quang!’


Phạm Nhật Bình

Cả thế giới giật mình ngày18/7/2012 khi truyền hình Syria cho biết vừa có vụ nổ bom cảm tử làm thiệt mạng Bộ trưởng Quốc phòng Syria, tướng Daoud Rajiha, Thứ trưởng Quốc phòng, tướng Assef Shawkat, và một số tướng lãnh khác. Hiển nhiên, báo đài Syria lập tức qui trách nhiệm cho lực lượng phản loạn. Nhưng một số quan sát viên quốc tế rành rẽ về tính đa nghi và cách hành xử của các nhà độc tài tại Trung Đông cũng đặt nhiều dấu hỏi về kẻ chủ mưu, đặc biệt theo sau những vụ đào thoát của các tướng và quan chức cao cấp của chế độ Assad trong mấy tuần qua. Nói cách khác, phải chăng đây là đòn ra tay trước của tổng thống Assad để ngăn ngừa đảo chánh? Một dẫn chứng cho trường hợp tương tự hay được nhắc đến là tại Libya, khi tình hình dân chúng nổi lên đã đến mức đe dọa, nhà độc tài Kadafi cho bao vây tư dinh và giam tại gia tất cả thành viên nội các, tức các bộ trưởng, để ngăn ngừa đảo chính.

Bọ bênh ông Nguyễn Thế Thảo


Sáng ra vào mạng đã thấy chục bài kêu ca bài phát biểu của ông Nguyễn Thế Thảo tại kì họp HĐND tpHà Nội chung quanh câu chuyện biểu tình của dân. Hầu như các báo cùng chung một cái tít:"Không để dân bị xúi giục tụ tập biểu tình’.
Các báo đều cho biết ông Nguyễn Thế Thảo nêu yêu cầu với các cấp, các ngành cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để người dân không bị các phần tử xấu lợi dụng xúi giục tụ tập biểu tình.
JPEG - 38.1 kb
Ông Nguyễn Thế Thảo
Ông Thảo nói: "Lợi dụng tình hình trên, các thế lực thù địch và số cơ hội chính trị đã kích động người dân, nhất là số người đi khiếu kiện ở các địa phương biểu tình để gây áp lực với chính quyền phải giải quyết những khiếu nại, yêu sách".
Ngao ngán. Đến bây giờ vẫn một luận điệu cũ rích "thế lực thù địch và cơ hội chính trị". Bác Nguyễn Tường Thụy trong bài "Ông Nguyễn Thế Thảo bị Trung Quốc lợi dụng!?" đã nói rất đúng, à quên, rất đích đáng: "Xin hỏi ông, tại sao ông không lợi dụng họ mà lại nhường sân cho cái thằng vô hình nào đó. Trong tay ông có đủ hệ thống đảng và chính quyền đến tận tổ dân phố, một bộ máy tuyên truyền bằng báo chí, bằng hệ thống loa phường, bằng những buổi huấn thị, lên lớp công khai và cả một bộ máy cảnh sát, an ninh khổng lồ giám sát nhất cử nhất động của từng người dân. Vậy mà các ông lại không lợi dụng được họ mà để mấy thằng thù địch chẳng biết mắt ngang mũi dọc thế nào nó lợi dụng mất. Nói như vậy, có phải là ông đã thừa nhận là ông thua kém chúng nó không?"

2012/07/18

Cần can thiệp gấp cho Nhà Đấu Tranh cho Dân Oan Trần Thị Thúy


VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org -
Blog: dangviettan.wordpress.com
****

Thông Cáo Báo Chí
 
Cần Can Thiệp Gấp Cho
Nhà Đấu Tranh Cho Dân Oan Trần Thị Thúy
Trong số 7 người bị chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) kết án tại Bến Tre vào tháng 5/2011, trường hợp của bà Trần Thị Thuý đã trở nên vô cùng nghiêm trọng đến mức phải báo động. Đây là những người đã cùng với dân oan khiếu kiện đòi lại đất đai bị chính quyền địa phương cướp đoạt. Họ đã bị ghép vào tội hoạt động chống phá chế độ; riêng bà Trần Thị Thúy bị xử nặng nhất với bản án 8 năm tù. Kể từ đó tới nay, tình trạng của bà Thúy đã trở nên cực kỳ bi đát với những dữ kiện như sau:
1. Trong thời gian điều tra, công an tỉnh Bến Tre đã đánh và đạp vào vùng bụng của bà gây thương tích kéo dài cho tới nay. Sức khỏe của bà hiện nay đã trở nên rất tồi tệ.
2. Từ lúc bị đưa vào tù, bà bị cưỡng bức lao động trong tình trạng khắc nghiệt, phải làm những công việc nguy hiểm thường dành cho tù đàn ông, phải làm nhiều giờ mặc dù đang mang bệnh khiến bà đã ngất xỉu nhiều lần.
3. Công an từ chối không cho bà được chữa trị dù đang mang bệnh nặng và đã nhiều lần yêu cầu.
4. Công an đối xử vô nhân đạo với bà, dù là phụ nữ nhưng không cho đủ quần áo mặc. Công an chỉ cấp cho bà 2 bộ quần áo và buộc bà phải làm công việc nặng nề là đạp trái điều; một việc cực nhọc và nguy hiểm vì nhựa trái điều rất độc, văng vào mắt có thể mù và dính vào quần áo khiến cho da bị lở loét.
5. Công an giam bà chung với tù hình sự và dùng những người này để đe dọa tính mạng của bà. Mới đây công an đã chuyển bà sang trại giam K5 tại Long Khánh, một nơi khắc nghiệt hơn, mà không hề thông báo cho gia đình của bà.
Sở dĩ bà Trần Thị Thúy bị chế độ đối xử dã man vì bà đã không chấp nhận bị ép cung. Bà đã cương quyết không nhận tội. Công an nhiều lần đã nói thẳng với bà là nếu nhận tội thì sẽ được đối xử khác.
Nhà cầm quyền CSVN đang dùng những biện pháp trừng phạt nặng nề đối với những tù nhân chính trị. Chính sách nhà tù của chế độ Hà Nội đã xúc phạm đến nhân phẩm và vi phạm các quyền căn bản của những người tù. Đặc biệt, vào tháng 9/2011, Ủy Ban Kiểm Tra Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra phán quyết rằng khi kết án và bắt giam bà Trần Thị Thúy và 6 người khác tại Bến Tre, nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm rất nhiều điều khoản của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.
Hiện nay với trường hợp của bà Trần Thị Thúy, sự dã man của chế độ đã trở nên quá mức và tồi tệ. Đối với một người phụ nữ, chế độ đã đánh đập, dùng nhục hình trong thời gian điều tra, và cưỡng bức lao động dù đang mang bệnh nặng. Đảng Việt Tân khẩn thiết báo động tình trạng nghiêm trọng của bà Trần Thị Thúy và kêu gọi sự can thiệp của các chính quyền dân chủ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền, và các cơ quan truyền thông để kịp thời can thiệp và bảo vệ bà Trần Thị Thúy.
Ngày 16 tháng 7 năm 2012
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

PDF - 91 kb
VT_TCBC_20120716

Thông điệp của bà Hillary Clinton gửi lãnh đạo CSVN


Wall Street Journal

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ liên kết nhân quyền với sự thịnh vượng
Có thể Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã thất vọng về nỗ lực thúc đẩy để các quốc gia Đông Nam Á có sự đồng thuận về những tranh chấp về hải phận tại Biển Đông, nhưng điều đó không có nghiã là chuyến đi vừa qua của Bà không mang lại kết quả nào cả. Trong thời gian ngắn ở Hà Nội, bà Clinton đã gửi ra một thông điệp đặc biệt quan trọng liên quan đến nhân quyền.
“Tôi biết là có một số người lập luận rằng để phát triển kinh tế thì phải đặt ưu tiên cho việc tăng trưởng kinh tế và sau đó mới xét đến cải cách chính trị và dân chủ, tuy nhiên đó chỉ là một cách nhìn thiển cận”, bà Clinton phát biểu sau cuộc gặp gỡ với đồng nhiệm Việt Nam. Giới chức trách nhiệm Hoa Kỳ cho biết là trong cuộc gặp gỡ riêng với Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh bà Clinton đã nêu một số trường hợp các blogger và các nhà hoạt động dân chủ bị bắt giam trong những năm gần đây vì đã chống đối ôn hoà. Những nhận định của Bà Ngoại Trưởng lập lại khiá cạnh ít được nói đến nhưng quan trọng và có tiềm năng hữu hiệu về chiến lược bước ngoặt trở lại Á châu của chính quyền Obama. Bà Clinton đã liên tục áp lực Hà Nội cải thiện hồ sơ nhân quyền. Chính quyền độc tài Việt Nam dễ bị áp lực trên điểm này vì họ ngày càng muốn tạo quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ để đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc.