Thùy An - RadioCTM
Kính thưa quý thính giả,
Vào đầu tháng 3/2012 trong chuyến công tác tại Âu Châu, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân đã có cơ hội tiếp xúc với các tổ chức quốc tế hoạt động nhân quyền, cũng như các giới chức Liên Hiệp Âu Châu và một số quốc gia.
Xin mời quý thính giả theo dõi cuộc điện đàm với ông Đỗ Hoàng Điềm Chủ Tịch Đảng Việt Tân và phóng viên Thùy An về chuyến công tác tại Âu Châu vừa qua.
Thùy An: Xin chào ông Đỗ Hoàng Điềm, mời ông lên tiếng cùng quí thính giả ạ.
Đỗ Hoàng Điềm: Chúng tôi là Đỗ Hoàng Điềm, xin kính chào quí thính giả.
Thùy An: Được biết trong hai tuần qua ông đã có mặt tại Âu Châu, xin ông cho biết một ít của chuyến đi này?
Đỗ Hoàng Điềm: Dạ vâng, trong chuyến đi này chúng tôi đã có cơ hội tiếp xúc với tất cả 10 tổ chức quốc tế hoạt động trong lãnh vực nhân quyền; ngoài ra chúng tôi cũng đã tiếp xúc với một số những giới chức làm việc trong cả hai lãnh vực về bên Quốc hội cũng như phía chính quyền của một số quốc gia như nước Anh, Pháp, Liên Hiệp Âu Châu. Chúng tôi nhắm vào hai mục đích chính trong chuyến đi này:
- Ông Đỗ Hoàng Điềm và Bà Frédérique Ries, Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu thuộc khối ALDE (Group of The Alliance of Liberals and Democrats for Europe).
Thứ nhất là để trình bày và tường trình với họ một số dữ kiện cập nhật về tình trạng thiếu nhân quyền ở Việt Nam ngày hôm nay. Bên cạnh đó chúng tôi cũng vận động họ để có thêm một số áp lực đối với chính quyền Việt Nam để cải thiện tình trạng nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Mục đích thứ hai, là chúng tôi muốn nhân cơ hội này chính thức cám ơn những tổ chức này cũng như những giới chức đã hỗ trợ chúng tôi trong thời gian qua; hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam; và đặc biệt hỗ trợ cho nỗ lực vận động cho một số đảng viên Việt Tân đã bị bắt trong thời gian qua, như trường hợp của anh Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, chị Trần Thị Thúy, và ông Nguyễn Thành Tâm.
Đỗ Hoàng Điềm: Trong những cuộc gặp gỡ này, bên cạnh việc cám ơn họ, chúng tôi đã đặc biệt tập chung vào ba điểm chính: Thứ nhất là trình bày về hiện trạng của một số người đang bị giam giữ như trường hợp của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, chị Trần Thị Thúy, nhạc sĩ Việt Khang, chị Bùi Minh Hằng, Luật sư Cù Huy Hà Vũ và nhóm những anh em thanh niên Công giáo vừa bị bắt vào tháng 8 năm ngoái. Chúng tôi đã cập nhật tình trạng của những người này cũng như chia sẻ thêm một số những vụ việc bắt bớ trong thời gian gần đây liên quan đến những nỗ lực tranh đấu trong sự xâm lấn của Trung Quốc tại Hà Nội.
Lãnh vực thứ hai mà chúng tôi đã trình bày tới, là đặc biệt chia sẻ với họ cái nhìn của chúng tôi về việc chính quyền CSVN đã sử dụng luật pháp như phương tiện để đàn áp, bắt bớ những người bất đồng quan điểm với họ; đặc biệt là việc họ sử dụng Điều 79 và Điều 88 của Luật Hình Sự Việt Nam như là những phương tiện để biển minh cho việc họ bắt giữ một số người một cách trái phép.
Lãnh vực thứ ba chúng tôi cũng đã đặc biệt tập chung trao đổi với những người này, là về nhu cầu phải làm sao tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận, tự do truyền thông ở Việt Nam, đặc biệt là việc sử dụng môi trường internet. Chúng ta biết là nhà cầm quyền Việt Nam cố gắng ngăn chận quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam và đặc biệt ngăn chận lãnh vực sử dụng internet; và chúng tôi đã nỗ lực vận động những tổ chức này, những chính giới này làm sao để họ hỗ trợ để chúng ta có thể tiếp tục duy trì được quyền tự do ngôn luận cũng như sử dụng phương tiện internet.
Thùy An: Qua những buổi trao đổi này thì Ông chờ đợi kết quả gì từ các chính giới và các tổ chức Ông đã gặp gỡ, thưa Ông?
Đỗ Hoàng Điềm: Trong tất cả những cuộc trao đổi với những người này và những tổ chức này, chúng tôi đều luôn luôn nhấn mạnh một điều, đó là nỗ lực tranh đấu cho nhân quyền, cho dân chủ ở Việt Nam, thì chính người Việt Nam phải đi tiên phong. Chúng ta sẽ phải làm sao tự tranh đấu cho quyền sống của dân tộc mình. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng tôi cũng nhấn mạnh là việc hỗ trợ hợp tác với quốc tế là điều cần thiết để duy trì và bảo vệ những giá trị chung, như nhân quyền và dân chủ. Đặc biệt ở đây chúng tôi cũng đã chia sẻ với họ về vị trí đặc biệt của Việt Nam trong vùng Đông Nam Á. Nếu Việt Nam là một quốc gia dân chủ và tiến bộ thì đất nước Việt Nam chúng ta có khả năng đóng góp rất nhiều để duy trì sự ổn định và thịnh vượng phát triển của toàn vùng. Trên căn bản đó thì việc hợp tác song phương giữa dân tộc Việt Nam và quốc tế là điều cần thiết cho quyền lợi chung của toàn vùng. Và dựa trên những nền tạng thảo luận đó thì tôi nghĩ rằng họ sẽ sẵn sàng cũng đã từng hợp tác với chúng ta trong quá khứ. Trong hiện tại và trong tương lai, tôi nghĩ là những tổ chức này cũng như chính giới này họ sẽ tiếp tục hỗ trợ chúng ta trong công cuộc vận động nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam.
Chúng tôi cũng đã chia sẻ và thảo luận với họ một số kế hoạch công tác cụ thể để làm sao nhắm vào ba lãnh vực như chúng tôi vừa trình bày ở trên: vận động tự do cho một số những người bị bắt; thứ hai là làm sao tạo áp lực đủ với Hà Nội để cải thiện vấn đề sử dụng luật pháp như là phương tiện để đàn áp; và thứ ba là vấn đề tự do ngôn luận, tự do truyền thông. Ở đây tôi xin không đi vào chi tiết những kế hoạch công tác này, nhưng dựa trên những cuộc thảo luận đó tôi tin rằng trong thời gian trước mặt chúng ta sẽ có được cơ hội cộng tác với họ rất chặt chẽ để tiến hành một số công việc cụ thể để tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.
Thùy An: Và câu hỏi cuối là, ông Đỗ Hoàng Điềm có muốn chia sẻ điều gì với quí thính giả cũng như đồng bào đang theo dõi chương trình phát thanh Chân Trời Mới không ạ?
Đỗ Hoàng Điềm: Dạ vâng, tôi nghĩ có lẽ điều căn bản nhất chúng tôi mong nhân cơ hội này được chia sẻ với quí thính giả và đồng bào đang theo dõi chương trình,... thật sự phải nói là tình hình đất nước Việt Nam của chúng ta trong những năm gần đây đã có những chuyển biến rất đáng kể. Những chuyển biến này không phải bỗng dưng mà có; nó đến từ nỗ lực đấu tranh của chính dân tộc Việt Nam chúng ta. Chúng ta sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh những nỗ lực này để làm sao sớm đẩy nhà cầm quyền CSVN vào thế họ phải chấp nhận một chính quyền tự do căn bản của người dân. Họ phải tôn trọng nhân quyền của người dân Việt Nam để từ đó chúng ta có nền tảng để có được một sự chuyển biến chấm dứt độc tài và chuyển sang một tình trạng dân chủ một cách ôn hòa. Tôi nghĩ đây là thời cơ, đây là cơ hội mà chúng ta đang có trong tay. Mong rằng trong tương lai Đảng Việt Tân sẽ còn được tiệp tục có nhiều cơ hội khác để cộng tác trong nhiều công tác tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ Việt Nam cùng với đồng bào mọi giới. Đó là điều chúng tôi xin được trình bày và chia sẻ cùng với quí thính giả.
Thùy An: Chúng tôi xin thành thật cám ơn ông Đỗ Hoàng Điềm đã cho chúng tôi có buổi trao đổi ngày hôm nay.
Đỗ Hoàng Điềm: Xin cám ơn Chị, và xin kính chào quí thính giả.
http://diendanctm.blogspot.com/2012/03/o.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét