Lý Thái Hùng
BBT WebVT — -
PHẦN 6
Chết Bởi Darth Liu (nhân vật chính trong phim Star Wars): Mẹ Hãy Nhìn, Đó Là Ngôi Sao Chết Đang Chiếu Xuống Chicago.
- Trung Quốc Phóng Phi Thuyền Hằng Nga – 2
- Thám Hiểm Quanh Mặt Trăng (Ảnh: Xinhua)
Đừng lầm tưởng điều này: Chương trình khai phá không gian của Trung Quốc đặc biệt đáng thán phục và ráo riết. Trong vài thập niên tới đây, họ có kế hoạch gởi những phi vụ lên cả mặt trăng và hỏa tinh, trong khi chỉ năm ngoái thôi, Trung Quốc đã phóng lên quỹ đạo 15 trọng tải (payloads). Lịch trình phóng đầy tham vọng này đã làm cho họ trở thành quốc gia đầu tiên sánh kịp Hoa Kỳ trong lãnh vực này; và Trung Quốc rõ ràng đang trên đường qua mặt Hoa Kỳ về số lượng phóng; ngay đúng thời điểm Hoa Kỳ hoàn tất sứ mạng phi thuyền con thoi cuối cùng và kết thúc chương trình.
Chính xác ra những gì mà Trung Quốc đã phóng vào không gian, đó là những trọng tải từ vệ tinh quan sát và những thiết bị phụ cho hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đến những phi vụ không gian có người lái và một phi thuyền thứ nhì bay quanh quỹ đạo mặt trăng. Trung Quốc cũng hy vọng phóng trạm không gian đầu tiên của họ dùng cho mục tiêu khoa học và quân sự vào năm 2012, trong khi ba phi vụ trong 2 năm tới, ước tính sẽ nối với trạm không gian đó. Hơn nữa, bằng cách tận dụng sức sản xuất của mình, Trung Quốc đang đi từ những tàu không gian đặc chế sang những tàu được sản xuất theo lắp ráp dây chuyền; và sự đổi mới này sẽ cho phép tăng nhanh đáng kể nhịp độ các chuyến bay.
Theo tác giả thì trong lúc Trung Quốc ngày một tiến bộ trong lãnh vực không gian, chương trình không gian NASA của Hoa Kỳ thì lại ngày một hoang phí với những nghiên cứu được xem là vô bổ trong 1 thập niên vừa qua. Ví dụ chương trình Phi Thuyền Con Thoi dự tính chấm dứt vào năm 2010; nhưng với sự triển hạn chuyến bay và thêm một nhiệm vụ phụ trội, nên nó sẽ “nghỉ hưu” trong năm nay. Sau đó thì không có một dự án cụ thể nào cho những phi vụ không gian có người lái. Nguyên do là vì chính quyền Obama và Quốc hội còn đang tranh cãi đâu là sứ mạng đúng và phương pháp nào để hoàn thành sứ mạng này.
Bế tắc chính trị này có nghĩa là chính phủ Hoa Kỳ không có kế hoạch về những phi vụ không gian có người lái ít nhất trong 5 năm tới. Trong tương lai gần, điều đó có nghĩa là những phi hành gia Hoa Kỳ phải đi nhờ Nga để đến trạm không gian quốc tế - ngay cả khi Trung Quốc ráo riết đẩy mạnh nỗ lực lên mặt trăng và xây dựng trạm không gian.
Tác giả đã nêu lên câu hỏi rằng liệu sự vươn lên của chương trình không gian Trung Quốc là một nỗ lực hòa bình hay là một cuộc chay đua để qua mặt Hoa Kỳ?
Trung Quốc Thám Hiểm Không Gian
Theo tác giả thì chương trình không gian của Trung Quốc chỉ là một phần nối dài của kế hoạch “trổi dậy hòa bình” (peaceful rise), với ít nhất 3 yếu tố sau đây đã thúc đẩy chương trình này một cách mạnh mẽ.
Thứ nhất là sự phát triển của nhiều ngành công nghệ mới và đa dạng đòi hỏi phải đi cùng với những khám phá không gian.
Thứ hai là sự khai thác và vận chuyển trong tương lai những nguồn năng lượng và nguyên vật liệu thô trọng yếu từ không gian đến những nhà máy Trung Quốc.
Thứ ba là hành động như một lối thoát an toàn kiểu Darwin cho một hành tinh bị nạn nhân mãn và đang nóng lên nhanh chóng.
Mỗi yếu tố trong đó còn cấu thành lý do quan trọng cho việc nghiên cứu không gian dân sự. Tổng hợp lại, chúng có thể được xử dụng để vẽ lên bức tranh đồng quê của những nỗ lực thám hiểm không gian của Trung Quốc.
Từ viễn ảnh đồng quê này, một trong những lý do quan trọng nhất để tham gia vào việc thám hiểm không gian chính là điều mà Hoa Kỳ đã hoàn toàn mất tầm nhìn – đẩy mạnh sự thám hiểm như thế sẽ tạo nhịp độ sáng tạo công nghệ mới và tăng trưởng kinh tế trong một nước. Điều đáng chú ý ở đây là làm thế nào mà giới lãnh đạo Hoa Kỳ lại chóng quên vai trò thám hiểm không gian đã góp phần kích thích nền kinh tế Hoa Kỳ - và cải thiện cuộc sống người dân – trong vòng 50 năm qua.
Cần phải nhìn ra rằng, nếu như không có NASA và chương trình không gian của Mỹ, có thể chúng ta đã không có Internet ngày nay như chúng ta đã biết, mạng lưới định vị toàn cầu (GPS), tất cả các loại công nghệ năng lượng mặt trời khác nhau, các ứng dụng y khoa đi từ CAT Scan và MRI đến kỹ thuật chẩn đoán ung thư vú bằng sinh thuyết (breast biopdy); những chất nhờn và những nhựa thần kỳ (miracle plastics and zlubricants) và hệ thống dự báo thời tiết chống bão, chống hỏa hoạn đã cứu sống hàng trăm ngàn sinh mạng và hàng tỷ Mỹ Kim, trong khi thúc đẩy đáng kể thu hoạch mùa màng. Bên cạnh đó, chỉ riêng những phát minh này đã mang lại cho nền kinh tế Hoa Kỳ hàng tỷ Mỹ Kim lợi nhuận. Và chúng ta đừng quên những phát minh có vẻ tầm thường nhưng không kém phần hữu dụng như “bộ nhớ xốp” hay còn gọi là “bọt nhớ đàn hồi” (memory foam) - một loại chất liệu đặc biệt được NASA sáng chế giúp làm giảm áp lực khi phi thuyền cất cánh và nay được dùng để chế nệm Tempur-Pedic.
Trong khi Hoa Kỳ đã quên tầm quan trọng của thám hiểm không gian như chất xúc tác kinh tế, Trung Quốc lại hoàn toàn nắm được nó. Thực vậy, người đứng đầu chương trình mặt trăng của Trung Quốc, Âu Viên Tự Nguyên (Ouyan Ziyuan) đã minh định rõ rằng những nỗ lực lên mặt trăng của Apollo đã thúc đẩy sự bùng nổ công nghệ của Hoa Kỳ, và ông thường xuyên coi điều này như một luận cứ cho việc Trung Quốc đi lên mặt trăng. Tuy nhiên, Trung Quốc không chỉ có được các phát minh nhanh hơn từ những chương trình không gian của họ.
Trung Quốc cũng đi tìm trong không gian nhiều thứ kim loại quý và nguyên liệu khác từ lớp vỏ của mặt trăng hay từ các tiểu hành tinh gần trái đất. Những món quà này có thể là vàng và bạch kim đến những kim loại cực kỳ quý giá rất quan trọng cho sản xuất công nghệ cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét