The Guardian
Những người bất đồng chính kiến phải đối đầu với việc gia tăng đàn áp khi nhà cầm quyền lấy thái độ cứng rắn đối với phong trào dân chủ
guardian.co.uk, Thứ ba 25 Tháng 10, 2011
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã giữ thái độ im lặng khi được yêu cầu thông tin về số phận của những nhà đối kháng chính trị đang phải đối đầu với tình trạng bị đàn áp ngày một gia tăng.
Khi được hỏi qua email về trường hợp của Nguyễn Ngọc Quang và Nguyễn Thu Trâm đã phải bỏ trốn ra nước ngoài sau khi được tờ báo the Guardian phỏng vấn thì Bộ Ngoại Giao đã từ chối không cung cấp dữ kiện.
Phát ngôn viên Lương Thanh Nghị nói “Không có ai bị bắt, bị giam giữ hay bị cầm tù vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng hay phát biểu quan điểm chính trị ở Việt Nam. Chỉ có những người vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo luật pháp”.Tuy nhiên, những gì xẩy ra ở Việt Nam cho thấy không phải như vây. Kể từ Đại Hội Đảng Cộng Sản vào Tháng Giêng vừa qua, nhà cầm quyền đã liên tục gia tăng việc đàn áp những người đối kháng.
Đã có 15 nhà hoạt động tôn giáo đã bị giam giữ kể từ ngày 30 Tháng 7. Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, một luật gia quen thuộc và được nể trọng, với những liên hệ sâu đậm với Đảng Cộng Sản VN, đã bị kết án 7 năm tù vào Tháng 4 vừa qua, tạo sự ngạc nhiên và bất mãn trong nhiều tầng lớp quần chúng Việt Nam.
Tình hình nhân quyền cũng không khá hơn: trong Tháng 9, Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền đã phổ biến một bản báo cáo chi tiết nêu rõ cả một hệ thống lao động khổ sai và tra tấn trong những trung tâm cai nghiện phục hồi ở Việt Nam.
Không có chỉ dấu là tình hình này sẽ thay đổi trong thời gian ngắn trước mặt.
Theo Giáo Sư Carlyle Thayer, môt chuyên gia về Việt Nam tại Học Viện Quốc Phòng Úc, thì Tân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được đề cử vào chức vụ này tại Đại Hội Đảng vào Tháng Giêng, nhất định không phải là người sẽ tạo thay đổi.
Đảng CSVN đang bị những phe nhóm bảo thủ nắm quyền, và “không có phe nhóm nào có lợi khi nhẹ tay đối với những người đối kháng”, ông Thayer nói. Nỗi lo lắng về Mùa Xuân Ả Rập và viễn ảnh một cuộc cách mạng Hoa Lài tại Trung Quốc khiến cho nhóm lãnh đạo đã hoang tưởng càng hoang tưởng hơn.
Với tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày một tệ hơn, Ấn Độ và Hoa Kỳ lại đang ve vãn và tạo quan hệ chặt chẽ hơn với chính quyền Việt Nam.
Với những lý do chiến thuật khác nhau, cả hai quốc gia đã gia tăng hợp tác quân sự với Việt Nam và công khai ủng hộ Việt Nam liên quan đến những tranh cãi về lãnh thổ với Trung Quốc trong vùng Biển Nam Trung Hoa giàu tài nguyên.
Nhưng cả hai quốc gia dân chủ đông dân nhất thế giới này đều không muốn áp lực Việt Nam về vấn đề nhân quyền một cách cả quyết và kiên trì.
Với tình trạng hai nhà hoạt động Nguyễn Thu Trâm và Nguyễn Ngọc Quang đang bị biệt xứ hay bị giam cầm, và các ký giả ngoại quốc bị cấm không cho tường trình những vấn đề nhạy cảm ở trong nước, sẽ càng khó hơn cho thế giói bên ngoài để có thể biết được đích xác là chuyện gì đang xẩy ra ở trong nước.
Và lại càng khó biết hơn nữa là nhà cầm quyền CSVN sẽ dám đi xa tới mức nào để bịt miệng phong trào dân chủ can trường nhưng ngày một bị bao vây chặt chẽ hơn.
Nguồn: http://www.guardian.co.uk/commentisfree/2011/oct/25/vietnamese-communist-party-ratchets-pressure
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét