2011/04/04

HRW lên tiếng về vụ xử ông Cù Huy Hà Vũ

HRW

Thông cáo phát hành ngay

Việt Nam – Cần phóng thích nhà hoạt động pháp luật nổi tiếng
Nhà bảo vệ nhân quyền Cù Huy Hà Vũ sẽ ra tòa trong tuần này

(New York, ngày 2 tháng Tư năm 2011) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố Việt Nam cần thả ngay lập tức nhà bảo vệ nhân quyền và môi trường Cù Huy Hà Vũ. Tiến sĩ Vũ bị bắt ngày 5 tháng Mười một năm 2010, và bị khởi tố theo Điều 88 của bộ luật hình sự về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” Phiên tòa xét xử ông được dự định sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng Tư năm 2011 tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội.

Trong năm năm vừa qua, Tiến sĩ Vũ đã trở thành một trong những nhà bảo vệ văn hóa, môi trường và nhân quyền nổi tiếng nhất ở Việt Nam.

“Cù Huy Hà Vũ bị xét xử vì đã thể hiện bản lĩnh chính trị qua hành động đương đầu một cách ôn hòa với tình trạng lạm quyền, bảo vệ nạn nhân bị tịch thu đất đai và bảo vệ môi trường,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Chính quyền đã biến những nghĩa vụ quốc tế của chính mình về nhân quyền thành trò cười khi trả đũa các nhà hoạt động như Tiến sĩ Vũ, những người đang cố gắng sử dụng hệ thống pháp lý để yêu cầu quy xét trách nhiệm quan chức nhà nước và đòi hỏi một nền pháp trị.”

Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, và Trung tướng Hoàng Kông Tư, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II thuộc Bộ Công an, tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày 6 tháng Mười Một năm 2010 rằng Tiến sĩ Vũ bị khởi tố về tội “làm ra nhiều tài liệu chống phá nhà nước Việt Nam…, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên, đa đảng, đi ngược lại quyền lợi dân tộc, kêu gọi nước ngoài can thiệp.”

Tiến sĩ Vũ cũng bị quy kết tội đã “làm ra các tài liệu, đưa thông tin thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân, kích động, cổ súy, hô hào chống Nhà nước; vu khống, xúc phạm danh dự các vị lãnh đạo Nhà nước.” Trong các tài liệu Trung tướng Tư liệt kê có hai lá đơn Ts Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng Sáu năm 2009 và tháng Mười năm 2010.

Các luật sư bào chữa và gia đình của Tiến sĩ Vũ, trong đó có vợ ông, bà Nguyễn Thị Dương Hà, cũng là một luật sư, đã tiến hành một cuộc vận động mạnh mẽ và sáng tạo để biện hộ cho ông. Là một họa sĩ có bằng tiến sĩ luật của Đại học Sorbonne, Tiến sĩ Vũ xuất thân từ một gia đình cán bộ có địa vị, gồm các đảng viên cao cấp và lão thành cách mạng. Danh tiếng đó dường như đã giúp bảo vệ khiến ông chưa bị chính quyền xử lý vì các hoạt động của mình cho đến thời gian gần đây.

Tiến sĩ Vũ được toàn quốc biết đến khi ông nộp đơn kiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế vào tháng Năm năm 2005 vì đã cấp phép xây dựng một khu khách sạn nghỉ mát trên đồi Vọng Cảnh - một di tích văn hóa đã được xếp hạng, bảo vệ. Vụ kiện chính quyền cấp tỉnh của ông là sự kiện chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mặc dù phía tòa án phớt lờ đơn kiện của ông, dự án khu nghỉ mát cuối cùng đã bị hủy bỏ.

Tiến sĩ Vũ được biết đến nhiều nhất qua hai vụ kiện thủ tướng, vụ thứ nhất kiện thủ tướng vì đã ký Quyết định 167 vào tháng Mười Một năm 2007, phê duyệt dự án khai thác bô-xít ở vùng Tây Nguyên vốn còn đang gây nhiều tranh cãi. Ts Vũ nộp đơn kiện tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 11 tháng Sáu năm 2009. Sau đó bốn ngày, tòa án này bác đơn kiện. Ông lại nộp đơn kiện lên Tòa án Nhân dân Tối cao vào ngày 3 tháng Bảy năm 2009, nhưng bị lờ đi. Ngày 21 tháng Mười năm 2010, Tiến sĩ Vũ nộp lá đơn thứ hai kiện thủ tướng vì đã ký Nghị định 136 năm 2006, có nội dung cấm khiếu kiện tập thể. Một lần nữa, đơn kiện của ông lại bị lờ đi. Hai tuần sau đó, Tiến sĩ Vũ bị bắt.

Ngoài ra, Tiến sĩ Vũ còn được biết đến vì đã công khai chỉ trích các quan chức cao cấp của chính quyền. Tháng Sáu năm 2010, ông lên án Trung tướng Vũ Hải Triều của Bộ Công an về hành vi được cho là đã phê duyệt các đợt tấn công vi tính nhằm vào các trang mạng nhạy cảm về chính trị và trái ý chính quyền Việt Nam, rồi đến tháng Tám năm 2010, ông tố cáo bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải vì bị cho là đã tịch thu đất đai của gia đình liệt sĩ.

Ngày 16 tháng Mười năm 2010, Văn phòng luật của Tiến sĩ Vũ nhận biện hộ cho những giáo dân từ giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng bị bắt vào tháng Năm 2010 sau khi công an dùng bạo lực giải tán một đám đưa tang ra nghĩa địa nằm trên khu đất tranh chấp. Tòa án Nhân dân huyện Cẩm Lệ từ chối cấp giấy phép biện hộ để văn phòng luật đại diện cho các gia đình đương sự.

“Cù Huy Hà Vũ đáng được ca ngợi vì đã dùng hệ thống tòa án tranh đấu cho quyền của người dân được có môi trường sống lành mạnh, quyền tự do ngôn luận và một hệ thống tư pháp công bằng,” ông Robertson nói. “Hành động bắt giữ và xét xử Tiến sĩ Vũ phát đi một thông điệp rằng hệ thống tư pháp ở Việt Nam là để phục vụ cho lợi ích chính trị, và các luật sư cùng các nhà hoạt động muốn đi kiện hãy chuẩn bị tinh thần tự hứng lấy hậu quả.”

Những tội danh mập mờ về an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự Việt Nam và các quy định pháp luật khác thường được dùng để xử tù những người bất đồng chính kiến về chính trị và tôn giáo. Trong đó có thể kể tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79 luật hình sự); “phá hoại chính sách đoàn kết” (điều 87); “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88); “phá rối an ninh” (điều 89); “trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” (điều 91); “gây rối trật tự công cộng” (điều 245); và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội để “xâm phạm lợi ích nhà nước” (điều 258).

“Lẽ ra không nên bắt giữ Tiến sĩ Vũ vì những tội danh được định nghĩa mơ hồ như vậy, chưa nói đến việc đưa ông ra xét xử,” ông Robertson nói. “Việt Nam cần sửa đổi hoặc hủy bỏ những điều luật chung chung về an ninh quốc gia, thay vì sử dụng những điều luật đó để bịt miệng những người phê phán chính phủ một cách ôn hòa. Làm sao mà Việt Nam có thể trở thành một quốc gia có nền pháp trị khi chính phủ tiếp tục trừng phạt các nhà vận động pháp luật?”

Muốn xem thêm các báo cáo về Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xem:
http://www.hrw.org/en/languages?filter0=vi; và http://www.hrw.org/asia/vietnam

Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:

Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, Thái): +66-85-060-8406 (di động)
Ở Washington, DC, Sophie Richardson (tiếng Anh, tiếng Hoa phổ thông): +1-202-612-4341; hoặc +1-917-721-7473 (di động)
Ở London, Brad Adams (tiếng Anh): +44-7908-728-333 (di động)

----

For Immediate Release

Vietnam: Release Prominent Legal Activist
Human Rights Defender Cu Huy Ha Vu Faces Trial

(Bangkok, April 2, 2011) – Vietnam should immediately release the human rights and environmental defender Cu Huy Ha Vu, Human Rights Watch said today. Dr. Vu was arrested on November 5, 2010, and is being prosecuted under article 88 of the penal code for “propaganda against the Socialist Republic of Vietnam.” His trial is scheduled to start on April 4, 2011, at the People’s Court of Hanoi.

During the last five years, Vu has emerged as one of the most prominent defenders of cultural, environmental, and human rights in Vietnam.

“Cu Huy Ha Vu is being tried for his political bravery in peacefully challenging abuses of power, defending victims of land confiscation, and protecting the environment,” said Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch. “The government makes a mockery of its international human rights obligations when it persecutes activists like Dr. Vu who try to use the legal system to demand official accountability and rule of law.”

Lt. Gen. To Lam, a deputy public security minister, and Lt. Gen. Hoang Kong Tu, deputy director of Security General Department II, also part of the Public Security Ministry, said at a November 6, 2010 news conference that charges had been filed against Vu for “producing documents that opposed the State of Vietnam, employed propagandistic rhetoric as a form of a psychological warfare, demanded the overthrow of the regime and the realization of pluralism and a multi-party system, opposed the interest of the nation and called for foreign intervention.”

Vu was also accused of “producing documents that spread false and fabricated information, distorting the leadership and management of the state, causing confusion for the people, provoking, advocating for exhorting against the state and slandering and offending the honor of the leaders of the state.” Among the documents listed by Tu were the two lawsuits Vu filed against Prime Minister Nguyen Tan Dung, in June 2009 and in October 2010.

Vu’s defense lawyers and members of his family, including his wife, Nguyen Thi Duong Ha, who is a lawyer, have launched a vigorous and creative campaign in his defense. Vu, an artist with a doctorate in law from the Sorbonne, comes from a highly placed family that includes senior members of the Vietnamese Communist Party and former revolutionaries. His prominence seems to have protected him from government sanction for his activism until recently.

Vu became known nationally in May 2005 for filing a lawsuit against the People’s Committee of Thua Thien-Hue for granting permission to build a hotel resort on Vong Canh Hill, a protected cultural heritage site. His lawsuit against a municipal administrative government was unprecedented in the history of the Socialist Republic of Vietnam. While his lawsuit was ignored by the court, the resort plan was eventually abandoned.

Vu is most famous for his two lawsuits against the prime minister, the first targeting him for signing Decision 167 in November 2007, which allowed controversial bauxite mining operations in Vietnam’s Central Highlands. Vu filed his suit with the People’s Court of Hanoi on June 11, 2009. It was dismissed four days later. He filed it again with the People’s Supreme Court on July 3, 2009, but it was ignored. On October 21, 2010, Vu filed a second lawsuit against the prime minister for signing Decree 136 in 2006, which prohibits class-action petitions. Again, his lawsuit was ignored. Vu was arrested two weeks later.

In addition, Vu is known for his public criticism of high-ranking government officials. In June 2010 he denounced Lt. Gen. Vu Hai Trieu of the Public Security Ministry for allegedly authorizing cyber-attacks against politically sensitive websites disapproved of by the Vietnamese government and for condemning the general secretary of Ho Chi Minh City, Le Thanh Hai, in August 2010 for allegedly confiscating land from relatives of martyred soldiers.

On October 16, 2010, Vu’s law firm took on the defense of Catholics from Con Dau parish in Da Nang who were arrested in May 2010 after police forcibly dispersed a funeral procession to a cemetery located on disputed land. The People’s Court of Cam Le district refused to grant permission for the law firm to represent the families.

“Cu Huy Ha Vu should be commended for using the courts to fight for the rights of people to a healthy environment, freedom of expression, and a fair justice system,” Robertson said. “The arrest and prosecution of Dr. Vu sends a message that the justice system serves political interests in Vietnam, and lawyers and activists raise legal complaints at their own peril.”

Ill-defined national security crimes in Vietnam’s penal code and other laws are regularly used to imprison political and religious dissidents. These include “subversion of the people’s administration” (penal code article 79); “undermining the unity policy” (article 87); conducting propaganda against the government (article 88); “disrupting security” (article 89); “fleeing abroad to oppose the government” (article 91); “causing public disorder” (article 245); and “abusing democratic freedoms” of speech, press, belief, religion, assembly, and association to “infringe upon the interests of the State” (article 258).

“Dr. Vu should never have been arrested on such vaguely worded charges in the first place, let alone put on trial,” Robertson said. “Vietnam should amend or repeal its broad national security laws instead of using them to silence peaceful government critics. How can Vietnam become a country governed by the rule of law if the government continues to punish legal advocates?”

For more Human Rights Watch reporting on Vietnam, please visit:
http://www.hrw.org/asia/vietnam

For more information, please contact:
In Bangkok, Phil Robertson (English, Thai): +66-85-060-8406 (mobile); or robertp@hrw.org
In Washington, DC, Sophie Richardson (English, Mandarin): +1-202-612-4341; or +1-917-721-7473 (mobile); or richars@hrw.org
In London, Brad Adams (English): +44-7908-728-333 (mobile); or adamsb@hrw.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét