Nguyễn Hoàng Hà
Mấy ngày qua trên các thông tin đại chúng liên tục phát đi các hình ảnh về thảm họa sóng thần đã tàn sát Nhật bản khiến số người chết đã lên đến 1800 người và có gần triệu người dân đã mất nhà cửa đang phải sống trong các khu nhà mà chính phủ trưng dụng để họ ở.
Chiến sự Libya bị như lùi vào bóng khuất và nay chuyện về nhà máy điện nguyên tử của Nhật vừa bị nổ đã lại làm người dân Nhật và thế giới phải quan tâm hơn. Chắc chắn tin này đã phải làm cho những ai bạo gan đưa ra kế hoạch xây dựng các nhà máy điện nguyên tửở phía Nam Việt nam và khai thác Bauxite ở Tây nguyên không thể không lạnh gáy. Những cảnh cáo của các nhà khoa học, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Đồng Sỹ Nguyên và của đại đa số nhân dân trong nước và ngoài nước đang được để lên bàn nghị sự tới đây ở Việt nam. Người ta nghĩ gì về vấn đề này? Xin hãy xem bài tường thuật sau đây đăng trên các báo Pháp, Anh tiếng Việt và các báo chí tại Việt nam. Tại Nhật Bản nỗi lo sợ xảy ra một vụ nổ nhà máy điện hạt nhân sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng hôm qua (11/03/2011) càng lúc càng tăng. Nơi bị thiên tai có 11 nhà máy điện hạt nhân, trong đó có hai trung tâm gây lo ngại đặc biệt. Chính quyền đã phải yêu cầu dân chúng chung quanh di tản đi nơi khác.
- Trung tâm điện hạt nhân Fukushima sau vụ nổ. Ảnh chụp ngày 12/03/2011, Reuters
Vùng Sendai, nơi bị cơn địa chấn gây thiệt hại nghiêm trọng nhất vào hôm qua có tổng cộng 11 trung tâm điện hạt nhân. Tất cả các lò phản ứng tối tân này đã ngưng vận hành một cách tựđộng. Tuy nhiên tình trạng của hai trung tâm gây lo ngại đặc biệt, nhất là sau khi có tiếng nổ tại một cơ sở.
Sáng nay 12/03/2011, đích thân thủ tướng Naoto Kan ra lệnh di tản 45 ngàn dân trong một đường bán kính 20 km chung quanh trung tâm điện hạt nhân Fukushima số 1. Là nạn nhân của cơn địa chấn kỷ lục 8,9 trên thang điểm Richter vào hôm qua và các dư chấn liên tục, hệ thống giảm nhiệt của một trong các lò phản ứng của trung tâm Fukushima số 1 không hoạt động được. Nhiệt độ gia tăng từ chiều hôm qua buộc quân đội Hoa Kỳ phải cung cấp hóa chất làm lạnh suốt đêm .
Theo hãng thông tấn Kyodo, độ phóng xạ tại nơi đặt hệ thống kiểm soát vận hành tăng gấp 1000 lần mức bình thường. Điều đáng lo hơn nữa là theo thẩm định của Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản, rất có thểđang xảy ra hiện tượng nóng chảy trong lò phản ứng chỉ cách thủ đô Tokyo có 250 cây số.Theo các chuyên gia hạt nhân, sự hiện diện của phóng xạ Cesium ở chung quanh trung tâm thường là dấu hiệu xác nhận lò phản ứng bị cháy. Cũng trong buổi sáng nay, tại lò phản ứng này có tiếng nổ làm sụp một phần kiến trúc bảo vệ lò phản ứng. Vụ nổ xảy ra vào lúc 15 giờ 36 phút giờ địa phương làm 4 nhân viên bị thương. Nhưng không phải chỉ có một trung tâm hạt nhân gặp vấn đề. Nhiều lò phản ứng của trung tâm Fukushima số 2 cũng gặp trở ngại trong hệ thống hạ nhiệt. Công ty điện lực Tepco của Nhật, quản lý các trung tâm hạt nhân trong vùng, đãđược chỉ thị phải mở “van” an toàn để làm giảm “áp suất” bên trong và do vậy đã thải hơi nước có phóng xạ ra không khí bên ngoài.Từng là nạn nhân của hai quả bom nguyên tử, người dân Nhật rất nhạy cảm với vấn đề an toàn hạt nhân.Theo Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản thì các biện pháp đối phóđã mang lại kết quả tương đối. Tình hình trung tâm hạt nhân Fukushima được mô tả là “gần giống với tai nạn hạt nhân ở Three Miles Island năm 1979 ở Hoa Kỳ, hơn là vụ nổ Tchernobyl tại Ukraina, năm 1986, thời Liên Xô cũ.
Người ta bất giác nhớ lại thảm họa tại Tchernobyl, kiến trúc bảo vệ bên ngoài không kiên cố nên bị nổ tung. Còn trong vụ tai nạn hạt nhân tại Hoa Kỳ năm 1979 thì nhờ kiến trúc bảo vệ kiên cố nên tránh được thảm họa hạt nhân.
Giới chuyên gia trong Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản và của Cơ quan Quyền lực An toàn Hạt nhân Quốc tếđều thẩm định sự cố Fukushima số 1 là hoàn toàn khác với Tchernobyl. Lò phản ứng của Nhật bị nóng là do hệ thống bơm nước biển để làm giảm nhiệt bị hỏng do động đất, tức là do yếu tố bên ngoài.
Câu hỏi đặt ra là liệu những lời tuyên bố trên đây có trấn an được một dân tộc từng bị hai quả bom nguyên tử hay không? Người dân Nhật và các quốc gia láng giềng khó có thể yên tâm vì 55 trung tâm điện hạt nhân của Nhật Bản nằm trong vùng động đất. trong khi đó tại Việt nam dù mới chỉ là giai đoạn đầu của việc tiến hành xây dựng “công trình khai thác đầy ắp dư luận phản đối” về một bể chứa bùn đỏ khổng lò, một quả bom bùn đổ đầy hóa chất trong tương lai treo lơ lửng trên đầu người dân Tây nguyên và những vùng rộng lớn thấp dưới khu vực này. Lại nữa, những nhà máy điện hạt nhân tuy mới được ký kết với các đối tác nước ngoài nhưng điều các nhà khoa học Việt Nam người dân lo lắng đã trở thành hiện thực khi mà người ta đã nhìn thấy thảm họa có thực về các nhà máy điện nguyên tử của nhật nổ tung khi cóđộng đất ở cường độ 6,3 độ ricter. Trong khi các nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam nằm về phía nam cách không xa với vùng hay xẩy ra động đất mới đây tại ngoài khơi biển Vũng tầu mà trong lịch sử chính biển Phan rang đã từng tuôn trảo núi lửa cách vào những năm 1923. Ngay chính TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đấtcủa Việt nam cũng đã nói rõ vấn đề này và cũng đã cảnh báo: “ nếu xảy ra động đất lớn và gây ra sóng thần thì vùng biển Phan Thiết – Vũng Tàu sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp Động đất từ 6,5 độ Richter trở lên là có khả năng xảy ra sóng thần. Đáng chú ý là nếu khu vực này xảy ra động đất thì Việt Nam cũng không thể cảnh báo sớm được vì quá gần (khoảng 100 km) và hơn 10 phút sau sẽ tiến vào bờ giống như ở Nhật Bản vừa qua. Đới đứt gãy này kéo dài dọc theo biển Nam Trung Bộ từ Quảng Nam đến Bà Rịa – Vũng Tàu và nối vào đới đứt gãy Thuận Hải – Minh Hải.”
Người ta tự hỏi liệu ở Việt nam có thể có động đất ở cường độ 6,3 độ ricter hay mạnh hơn như ỏ Nhật bản hôm nay không? Không một ai giám nói là không. Vậy người ta thấy những lời khẳng định về “sự an toàn tuyệt đối” của những nhà hùng biện, cùng là nhà phát minh ra đại kế hoạch Bauxite ở Tây nguyên và các nhà máy điện nguyên tử Việt nam có thể tin tưởng được hay không? Điều này chắc chắn các đại biểu Quốc Hội Việt nam và các nhà khoa học vốn đã thẳng thắn phê phán “kế hoạch mang đầy tai họa lớn cho tương lai đất nước” này tới đây sẽ phải xem xét lại một cách khoa học, tỷ mỷ và có quy trách nhiệm cho từng cá nhân trước đất nước và Nhân dân về vấn đề này.
Người ta hôm nay nhìn vào thảm họa đang diễn ra ở Nhật và cả Trung quốc Người ta tự hỏi liệu ở Việt Nam có thể có động đất ở cường độ 6,3 độ richter hay mạnh hơn như ỏ Nhật bản hôm nay không? Không một ai giám nói là không. Vậy người ta thấy những lời khẳng định về “sự an toàn tuyệt đối” của những nhà hùng biện, cùng là nhà phát minh ra đại kế hoạch Bauxite ở Tây nguyên và các nhà máy điện nguyên tử Việt Nam có thể tin tưởng được hay không? Điều này chắc chắn các đại biểu Quốc Hội Việt Nam và các nhà khoa học vốn đã thẳng thắn phê phán “kế hoạch mang đầy tai họa lớn cho tương lai đất nước” này tới đây sẽ phải lại đưa tất cả lên bàn hội nghị trước sự chăm chú của bàn dân thiên hạ xem xét lại một cách khoa học, tỷ mỷ và chắc chắn sẽ phải có sự quy trách nhiệm cho từng cá nhân trước đất nước và Nhân dân về vấn đề này.
Người ta hôm nay nhìn vào thảm họa đang diễn ra ở Nhật và cả Trung quốc khi cho rằng “tất cả vẫn còn có thể xem xét lại khi chưa quá muộn dùđã tốn nhiều tiền, nhưng còn hơn sẽ mất đi sinh mạng của hàng triệu con người và môi trường sống của cảđất nước này.” Nhưng nói ra ai nghe và ai sẽ phải tiếp thu? Ai sẽ chịu trách nhiệm? vẫn là điều cần phải hỏi và cần có câu giải đáp.
Tin mới nhất mà Hoàng Hà nhận được khi chưa kịp gửi bài cho báo, đó là Hà Nội ban hành kế hoạch phòng tránh động đất đăng trên báo Người Lao Động và tất cả các báo trong nước hôm nay: “Chiều 11-3, UBND Hà Nội ban hành kế hoạch cảnh báo, triển khai phòng tránh và khắc phục hậu quả động đất trên địa bàn. Theo đó, các đơn vị chức năng phải làm tốt công tác tuyên truyền, đưa kiến thức cơ bản về phòng tránh động đất trên các phương tiện đại chúng, khuyến cáo người dân tự tổ chức phòng tránh khi nhận được thông tin cảnh báo. Khi xây dựng các công trình công cộng, cao tầng và công trình quan trọng, chủ đầu tư phải tính đến yếu tố động đất. Ban chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn TP lập kế hoạch và tổ chức diễn tập phòng tránh động đất trên địa bàn…”
Vậy bao giờ Tây nguyên nơi đang hình thành quả bom bùn đỏ vĩ đại và các tỉnh thành nơi vinh dự sắp có các nhà máy điện nguyên tử sẽ báo động đây? Hãy kiên nhẫn chờ xem!
Ngày 13 tháng 3 năm 2011.
© Nguyễn Hoàng Hà
Nguồn: http://www.danchimviet.info/archives/29745
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét