Diễn Đàn Pal Talk “Tìm Hiểu và Thảo Luận Về Đấu Tranh Bất Bạo Động”
Bài 7: Những Phương Pháp Đấu Tranh Bất Bạo Động Dựa Trên Ba Hình Thức Thông Dụng Của Mọi Cuộc Đối Kháng: 1/ Phản Đối Công Khai; 2/ Bất Hợp Tác; 3/ Trực Diện Đối Kháng.
Diễn Giả:
Ông Lý Thái Hùng (Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân)
Ông Đỗ Đăng Liêu (Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân)
Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt (Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân)
Ông Lý Thái Hùng (Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân)
Ông Đỗ Đăng Liêu (Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân)
Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt (Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân)
Kính thưa toàn thể quý vị, (Lý Thái Hùng)
Hôm nay chúng ta đi vào đề tài thứ 7 và cũng là đề tài cuối trong loạt bài tìm hiểu về đấu tranh bất bạo động. Đề tài ngày hôm nay sẽ đề cập về ba phương cách phản kháng của đấu tranh bất bạo động mà Tiến sĩ Gene Sharp là người đã bỏ công nghiên cứu và hệ thống hóa trên 200 phương cách hành động giúp cho chúng ta có thể sử dụng để tạo những áp lực lên chế độ độc tài gồm:
1/ Phương cách phản đối công khai;
2/ Phương cách bất hợp tác;
3/ Phương cách trực diện đối kháng.
2/ Phương cách bất hợp tác;
3/ Phương cách trực diện đối kháng.
Trong đề tài này, tôi sẽ là người trình bày về phương cách Phản Đối Công Khai. Ông Đỗ Đăng Liêu sẽ là người trình bày về các phương cách Bất Hợp Tác. Và sau cùng Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt là người trình bày về phương cách Trực Diện Đối Kháng.
Kính thưa quý vị,
Phản Đối Công Khai là phương cách đấu tranh cơ bản nhất trong một loạt những loại công việc có thể làm bởi một người hay của một nhóm người nhằm bày tỏ sự bất đồng ý kiến, phản đối hay phản kháng đồng loạt của một số người về một chính sách hay một quyết định nào đó của chính quyền độc tài. Phương cách phản đối này đi từ những công việc tuy nhỏ, đơn giản nhưng có tác dụng rất lớn trong một bối cảnh hoàn toàn bưng bít và khống chế mạnh mẽ của chế độ độc tài.
Mục tiêu chính yếu khi sử dụng phương cách này là để giúp cho bất cứ ai cũng thấy mình có thể làm được và tham gia được, nhằm bày tỏ những quan điểm của mình mà không sợ bị chế độ đàn áp hay khống chế. Phương cách phản đối này đi từ thấp lên cao, từ nhẹ nhàng đến quyết liệt tùy theo mức độ đối phó của chế độ độc tài.
Theo Giáo sư Gene Sharp thì phương cách phản đối công khai có đến 54 loại hành động, như viết Thư ngỏ bày tỏ một ý kiến nào đó; viết Thỉnh nguyện thư do một người hay nhiều người cùng ký để yêu cầu chính quyền giải quyết một vấn đề nào đó; ra Tuyên ngôn để lên án hoặc phủ nhận một sự kiện nào đó; vẽ biểu ngữ để bày tỏ một sự bất mãn hay kêu gọi những người chung quanh làm một điều gì; tập họp cầu nguyện, Đêm không ngủ, Hội thảo, Mít tinh, Diễn hành… nhằm tập họp một số người để bày tỏ lập trường chống lại một chính sách nào đó của chính quyền độc tài.54 loại hành động này được chia ra làm 7 nhóm có nội dung như sau.
Nhóm 1: Lên tiếng phản đối chính thức bằng Tuyên ngôn, Thỉnh nguyện thư, Thư ngỏ về một quyết định, một chính sách hay về một hành động nào đó của chế độ - mà dân chúng thấy rằng quyền lợi của họ bị xúc phạm.
Đây có thể coi là loại phản đối dễ làm nhất và tạo ra nhiều ảnh huởng dây chuyền từ vùng này đến vùng khác và từ cá nhân này đến những cá nhân khác.
Tháng 9 năm 2010 đã xảy ra thảm kịch bùn đỏ tại Hungary tạo một chấn động lớn trên toàn thế giới và Việt Nam. Một số trí thức Việt Nam trong nhóm vận động ngưng khai thác Bauxite tại Tây Nguyên như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Phạm Toàn đã cùng với các vị trong Viện Nghiên Cúu Phát Triển Việt Nam (IDS) trước đây đưa ra một Thỉnh Nguyện Thư trình bày 5 lý do vì sao Việt Nam cần phải ngưng khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, rút kinh nghiệm từ thảm kịch bùn đỏ tại Hungary. Thỉnh Nguyện Thư này đã có gần 3000 trí thức, chuyên gia và cả một số cựu cán bộ nhà nước ký tên yêu cầu nhà cầm quyền CSVN ngưng khai thác Bauxite.
Nhóm 2: Rải truyền đơn, kẻ biểu ngữ trên các đường phố hoặc tán phát rộng rãi lá thư kêu gọi nhằm vận động dân chúng tham gia vào một vấn đề gì.
Đây là loại phản đối chuyển từ trong nhà để bước ra đường phố, bày tỏ công khai sự bất mãn hay phản đối một vấn đề nào đó. Cách thức này đòi hỏi chúng ta phải có một sự dấn thân cao hơn so với việc ký tên vào Thư Ngỏ, Kiến Nghị hay Thỉnh Nguyện Thư.
Đầu tháng 2 năm 2010 nhân dịp đón Xuân Canh Dân, 4 tổ chức gồm Đảng Dân Chủ Nhân Dân, Đảng Việt Tân, Tập Hợp Vì Công Lý, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động trong Ủy ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ đã thực hiện cuộc rải truyền đơn tại 8 thành phố lớn Việt Nam để kêu gọi tẩy chay lễ hội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long do Hà Nội tổ chức vì phung phí tiền bạc trong khi Hà Nội không dám có những hành động chống lại Trung Quốc một cách mạnh mẽ đang xâm chiến biển Đông và sát hại ngư dân. Tuy việc rải truyền đơn không lưu truyền xa ở những địa phương khác, nhưng nó có tác dụng tâm lý cao vì người dân trực tiếp đọc được những lời kêu gọi tâm huyết của các lực lượng chống lại sự cai trị độc tài CSVN.
Nhóm 3: Phô bày một biểu tượng, một hình vẽ, một lá cờ hay phục hoạt lại một hình ảnh của những giá trị chính đáng nhưng bị chế độ độc tài loại ra từ lâu.
Đây là loại phản đối có thể làm bởi một người hay môt số người trên đường phố. Dùng hình ảnh, biểu tượng để kêu gọi sự tham gia nhập cuộc đấu tranh của những người chung quanh. Đồng thời những hình vẽ này còn chứng minh sự hiện diện của lực lượng phản kháng trong lòng xã hội.
Từ tháng 4 năm 2010 cho đến nay, anh chị em thanh niên sinh viên đã vẻ 6 chữ vàng HS.TS.VN trên vách tường, cột điện, hoặc dán trên các bản hiệu tại khoảng 35 thành phố trên toàn quốc từ Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa lên đến Kon Tum, Pleiku, Đắc Nông và xuống đến Đồng Nai, Sài Gòn, Cần Thơ vân, vân.. Những loạt hình này đã tạo một phong trào thi đua vẽ 6 chữ vàng trên toàn quốc và vô hình chung tạo thành một làn sóng chống Trung Quốc ngấm ngầm trong lòng người dân mà CSVN khó có thể dập tắt. Ngày nào Trung Quốc chưa trả lại Hoàng Sa và Truờng Sa lại cho Việt Nam, thì 6 chữ vàng HS.TS.VN sẽ tiếp tục là câu khẩu hiệu phản đối chế độ có mẫu số chung đông nhất lên mọi thành phần quần chúng.
Nhóm 4: Tổ chức thắp nến, đêm không ngủ, cầu nguyện, trình diễn âm nhạc... để quy tụ số đông tham gia và truyền đạt những thông điệp phản kháng.
Đây là loại phản đối mang tính tập thể, có tổ chức và có sự chuẩn bị các diễn tiến để thu hút người tham gia và nhất là nhằm chuyển tải một thông điệp nào đó đến công luận hay cho chế độ độc tài. Các loại phản đối này có tác dụng rất cao trong việc động viên tinh thần, giảm bớt sự sợ hãi khi bị đàn áp, giải tán của công an.
Trong hai năm 2008 và 2009 những buổi lễ cầu nguyện diễn ra tại Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm của hàng ngàn giáo dân, tuy bề nổi là phản đổi các hành động cướp đất một cách vô lối của các cấp chính quyền CSVN; nhưng qua đó đã chuyển tải một thông điệp “Vì Công Lý” cho Giáo Hội Công Giáo. Chính thông điệp này đã thu hút đông đảo sự quan tâm và ủng hộ rộng lớn của công luận ở bên ngoài các địa phương nói trên.
Nhóm 5: Tổ chức diễn hành với xe hoa, cờ, biểu ngữ hoặc tuần hành, những nghi thức tôn giáo, đua xe để quy tụ số đông tham gia.
Đây là loại phản đối chuyên chở hai mục tiêu: bày tỏ sự bất tuân dân sự của số đông qua hình thức tụ tập không xin phép và lôi kéo sự nhập cuộc của những người thờ ơ, bàng quang trong xã hội.
Tuy bị cấm hoạt động tại Việt Nam, nhưng cứ đến Ngày Phật Đản hàng năm, các chùa và tu viện trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại một số nơi ở Việt Nam, đã đồng loạt tổ chức các nghi thức mừng lễ Phật Đản và công khai phổ biến Thông Bạch Phật Đản của Viện Hóa Đạo, trình bày về đường lối đấu tranh giải trừ Pháp Nạn của Giáo Hội mà công an CSVN khó có thể nào ngăn cản.
Nhóm 6: Tổ chức các lễ vinh danh những người quá cố bị chế độ độc tài đàn áp, khai dụng những tang lễ, thăm viếng nơi chôn cất của người quá cố... để biểu dương tinh thần đấu tranh của họ.
Đây là loại phản đối mang nội dung chính trị nhằm từng bước phục hồi vị thế đấu tranh của những người đã hy sinh, đồng thời qua đó, đo lường phản ứng của chế độ độc tài để có thể từng bước liên kết thế đấu tranh trong hàng ngũ những người đã từng chống đối chế độ.
Hàng năm, các nhà dân chủ tại Hà Nội đã cùng nhau tụ tập tại nhà cụ Hoàng Minh Chính để vừa tưởng nhớ Cụ, vừa trao đổi và bàn bạc về tình hình của phong trào dân chủ. Trong miền Nam, các nhà dân chủ thường hay tụ họp tại nhà Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhân dịp Tết, sinh nhật hay thăm hỏi một nhà dân chủ vừa rời khỏi lao tù. Những buổi gặp gỡ nay là hình thức bày tỏ sự bất tuân lệnh cấm tụ tập của công an đồng thời thắt chặt sự liên kết giữa các nhà đối kháng.
Nhóm 7: Trả lại thẻ đảng, huy chương, bằng khen đã nhận từ chế độ độc tài, hoặc từ chối, im lặng, quay lưng với các buổi lễ do chế độ cưỡng bức tham dự.
Đây là loại phản đối mang tính chất phủ nhận các giá trị hay những quy ước do chế độ độc
tài đưa ra để từng bước dấy lên sự tẩy chay hay bất hợp tác với nhà cầm quyền.
tài đưa ra để từng bước dấy lên sự tẩy chay hay bất hợp tác với nhà cầm quyền.
Trong thời gian qua, đã có nhiều người công khai trả lại thẻ đảng, tức là tuyên bố ra
khỏi đảng Cộng sản Việt Nam như ông Bùi Tín tại Pháp, nhà văn Phan Đình Trọng tại Sài
Gòn, ông Trần Hà Như tại Nam Định, ông Vi Đức Hồi tại Lạng Sơn; nhà thơ Bùi Minh
Quốc tại Lâm Đồng vân, vân… Tuy số lượng xin ra khỏi đảng hiện nay chưa đông, nhưng
đã tác động vào nội bộ đảng CSVN khiến cho nhiều đảng viên khác tuy còn ở lại nhưng tỏ
ra thụ động các sinh hoạt của đảng, khiến cho Hà Nội hiện rất quan ngại về cái gọi là
“nguy cơ tự diễn biến nội bộ”.
khỏi đảng Cộng sản Việt Nam như ông Bùi Tín tại Pháp, nhà văn Phan Đình Trọng tại Sài
Gòn, ông Trần Hà Như tại Nam Định, ông Vi Đức Hồi tại Lạng Sơn; nhà thơ Bùi Minh
Quốc tại Lâm Đồng vân, vân… Tuy số lượng xin ra khỏi đảng hiện nay chưa đông, nhưng
đã tác động vào nội bộ đảng CSVN khiến cho nhiều đảng viên khác tuy còn ở lại nhưng tỏ
ra thụ động các sinh hoạt của đảng, khiến cho Hà Nội hiện rất quan ngại về cái gọi là
“nguy cơ tự diễn biến nội bộ”.
Bảy phương cách mà tôi vừa trình bày và đưa ra một số ví dụ nói trên, cho chúng ta thấy là phương thức đấu tranh bất bạo động đã và đang diễn ra tại Việt Nam dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Hy vọng là trong thời gian tới khi mọi người cùng hiểu rõ đấu tranh bất bạo động là gì sẽ có những hành động phản kháng tinh vi hơn và gây nhiều sức ép hơn lên chế độ CSVN.
Tóm lại, chủ yếu của phương cách phản đối công khai nhằm giúp cho người dân từ tâm trạng sợ sệt có thể cùng với những người khác bày tỏ sự bất đồng của mình đối với các chính sách cai trị mà không sợ bị trả thù hay trù dập. Tôi xin kết thúc phần trình bày về Phương Thức Phản Đối Công Khai ở đây. Tiếp sau đây là phần trinh bày của chiến hữu Đỗ Đăng Liêu:
Kính thưa toàn thể quý vị, (Đỗ Đăng Liêu)
Đề cập về Phương Cách Đấu Tranh Bằng Bất Hợp Tác với chế độ độc tài, Tiến sĩ Gene Sharp cho rằng đây là cách biểu hiện ở mức độ cao nhất sự bất tuân phục của người dân đối với chế độ độc tài và làm cho chế độ độc tài khó đối phó nhất.
Đây là phương cách phản kháng được biểu lộ qua hình thức bất hợp tác đối với cá nhân hay các cơ chế và ngay cả một quốc gia.
Bất hợp tác được biểu hiện qua sự cố ý ngưng hay trì hoãn hay thậm chí thách đố một số những quan hệ xã hội, kinh tế hay chính trị hiện hữu.
Sự bất hợp tác có thể là bộc phát hay có tính toán, có thể là hợp pháp hay bất hợp pháp.
Tiến Sĩ Gene Sharp đã ghi nhận được 100 cách bất hợp tác khác nhau mà Ông chia ra làm ba nhóm:
Nhóm 1: Bất hợp tác về xã hội;
Nhóm 2: Bất hợp tác về kinh tế;
Nhóm 3: Bất hợp tác về chính trị.
Nhóm 2: Bất hợp tác về kinh tế;
Nhóm 3: Bất hợp tác về chính trị.
Bây giờ chúng ta đi sâu vào việc tiến hành 3 hình thức bất hợp tác xã hội, bất hợp tác kinh tế và bất hợp tác chính trị tại Việt Nam.
Bất hợp tác xã hội:
Bất hợp tác xã hội là phương cách phản kháng biểu hiện qua việc cố ý ngưng những quan hệ xã hội hiện hữu đối với những cá nhân hay các nhóm hay cơ cấu đã làm những hành vi, những việc được coi là sai trái, bất công. Có tất cả 15 cách bất hợp tác xã hội, được chia ra thành 3 nhóm là tẩy chay cá nhân, tẩy chay khỏi các sinh hoạt xã hội và rút lui khỏi các sinh hoạt xã hội:
- Tẩy chay cá nhân: Tức là những phương cách tẩy chay nhắm vào cá nhân. Những người thực hiện việc tẩy chay thường là cả một khối người trong cộng đồng hay làng xã. Tẩy chay có thể là ngưng những quan hệ có từ trước một cách toàn diện hay chỉ một lãnh vực được chọn lựa, kể cả những hình thức mạnh mẽ như chấm dứt những quyền lợi hiện có hay khai trừ khỏi tôn giáo.
Thí dụ cả địa phương bảo nhau cắt đứt mọi quan hệ với cá nhân và gia đình những công an đã đánh đập đàn áp dân chúng tại địa phương.
- Bất hợp tác với các sinh hoạt xã hội, phong tục, định chế: Tức là vận động một số người không tham gia những sinh hoạt do chế độ quy định hay tổ chức. Cũng có thể bất hợp tác bằng cách hủy bỏ quy chế hội viên hay đình chỉ việc gia nhập.
Ví dụ không tham gia ngày thể thao hay ngày văn hóa gì đó do đảng uỷ CSVN tổ chức hàng năm tại địa phương. Không đi xem những buổi lễ ca nhạc, diễn hành của cái gọi là Lễ hội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
- Rút lui khỏi hệ thống xã hội: Tức là không tham gia vào bất cứ cơ chế hay từ chối nhận các dịch vụ từ chế độ độc tài. Đây là nỗ lực phản kháng rất quyết liệt và sẵn sàng chấp nhận sự cô lập, trả thù của chế độ.
Ví dụ một số gia đình cùng nhau quyết tâm không bán mảnh đất, thửa ruộng của gia đình mình cho CSVN xây sân cù, đồng thời không chịu di chuyển nhà đi nơi khác dù công an có đến uy hiếp. Không chấp nhận làm việc tại những nơi nguy hiểm như khai thác Bauxite tại Tây Nguyên mặc dù chế độ trả tiền lương cao hơn so với những dịch vụ khác.
Bất hợp tác kinh tế:
Nguyên tắc căn bản là ngưng hoặc từ chối những quan hệ với các sinh hoạt kinh tế do cơ quan nhà nước độc tài vận hành. Có tất cả 49 cách bất hợp tác kinh tế, tức là nhiều hơn nhiều so với những cách bất hợp tác xã hội, và được phân thành hai nhóm là tẩy chay kinh tế và đình công:
- Tẩy chay kinh tế: là từ chối không tiếp tục những quan hệ kinh tế hiện hữu như mua, bán sản phẩm hay dịch vụ. Đây là một hình thức phản kháng thụ động. Có tổng cộng 26 cách tẩy chay kinh tế bao gồm những hình thức tẩy chay trực tiếp và tẩy chay gián tiếp.
Dù việc tẩy chay kinh tế là do bộc phát hoặc có sắp xếp trước thì trong cả 2 trường hợp việc tẩy chay cũng được tổ chức để lôi kéo số đông người vào việc giới hạn mua bán đối với những đối tượng phải tẩy chay.
Phong trào chống tiêu thụ sản phẩm "made in China" là một hình thức tẩy chay kinh tế đi cùng với sự biểu lộ ý thức chính trị trước hiểm học Bắc thuộc một lần nữa.
- Đình công: là cố ý ngưng toàn bộ hay có giới hạn việc cung cấp sức lao động để tạo áp lực. Mặc dầu mục tiêu chính là tạo áp lực kinh tế nhưng đình công cũng thường mang mục tiêu chính trị. Mục tiêu của đình công là tạo sự thay đổi hay cải tiến trong quan hệ làm việc, đòi hỏi thoả mãn một số điều kiện trước khi quay trở lại làm việc. Trong thời buổi hiện tại, đình công thường diễn ra trong lãnh vực kỹ nghệ mặc dầu nó cũng xẩy ra ở các lảnh vực khác như nông nghiệp hay các cơ chế hành chánh khác. Nói chung là đình công có thể diễn ra ở bất cứ môi trường nào có người làm việc cho người khác.
Đình công có thể đi từ hình thức lãng công ngắn hạn tới dài hạn trong công ty nhỏ tiến đến việc tạo thành phong trào đình công lớn trên quy mô tỉnh, thành phố, khu vực rồi lên toàn quốc.
Tác động và ảnh hưởng của đình công tùy thuộc vào số đông người tham dự. Vô số những cuộc đình công xẩy ra tại Việt Nam trong thời gian qua vừa phản ảnh những bất công liên quan đến điều kiện làm việc, lương bổng và với số người tham dự ngày một đông đảo hơn cho thấy ý thức về quyền hạn của người dân Việt Nam đã gia tăng.
Tiến sĩ Gene Sharp đã thu thập được 23 hình thức đình công mà Ông chia thành 7 nhóm là những phương thức đình công biểu kiến, đình công nông nghiệp, đình công của các nhóm chung quyền lợi, đình công kỹ nghệ thông thường, đình công giới hạn, đình công liên kỹ nghệ, và phối hợp đình công với ngưng hoạt động kinh tế.
Bất hợp tác chính trị:
Bất hợp tác chính trị hay tẩy chay chính trị là từ chối tiếp tục những hình thức tham gia hay hợp tác chính trị trong những điều kiện hiện hữu.
Bất hợp tác chính trị có thể được thực hành bởi những cá nhân hay các nhóm, thậm chí bởi cả một chính phủ.
Sự bất hợp tác có thể ngắn hay dài tuy rằng trong thực tế thường có tính cách tạm thời.
Mục tiêu của bất hợp tác chính trị có thể được biểu hiện qua sự phản đối hoặc tự tách ra khỏi những gì được coi là đáng chê trách hay bị phản đối.
Thường thì mục đích của bất hợp tác chính trị là tạo áp lực lên một chính quyền, một chế độ độc tài hay một chính phủ khác ở tầm mức quốc tế, để đòi hỏi một mục tiêu giới hạn nào đó như đòi thay đổi một chính sách, đòi thay đổi nhân sự, hay lớn hơn nữa là đòi thay đổi một chính phủ.
Mức tác động và ảnh hưởng của bất hợp tác chính trị tùy thuộc rất nhiều vào số lượng người tham gia cũng như tùy thuộc vào sự lệ thuộc của chế độ vào sự hợp tác của những người phản đối. Trong thực tế, bất hợp tác chính trị thường được thực hiện song song với bất hợp tác xã hội và bất hợp tác kinh tế. Trên thực tế có muôn vàn hình thức bất hợp tác chính trị. Tiến sĩ Gene Sharp ghi nhận được 38 cách đã được người ta thực hiện từ trước đến giờ, và Ông chia ra làm 6 nhóm là:
- Phủ nhận chính quyền: có 3 cách là rút lại sự trung thành với nhà nước; từ chối công khai ủng hộ nhà nước; viết và phát biểu kêu gọi phản kháng.
Những phản kháng loại này đã diễn ra vô số ở Việt Nam trong thời gian qua như việc đảng viên Đảng CSVN trả lại thẻ đảng là một thí dụ tiêu biểu.
- Công dân bất hợp tác với nhà nước: có 10 cách như tẩy chay ngành lập pháp; tẩy chay các cuộc bầu cử; tẩy chay các công việc và chức vụ nhà nước; tẩy chay các bộ, các cơ quan, tổ chức chính quyền và các cơ quan ngoại vi; bãi khoá, rút khỏi các cơ quan định chế giáo dục nhà nước; tẩy chay các cơ quan do nhà nước bảo trợ; từ chối trợ giúp nhân viên công lực; tháo gỡ bảng hiệu hay bích chương của mình; từ chối chấp nhận những nhân viên do nhà nước chỉ định; từ chối tháo gỡ những định chế đang hiện hữu.
Việc Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS quyết định tự giải thể là một hành động phản kháng, bày tỏ qua việc chấm dứt sự hợp tác với nhà nước sau khi nhà nước CSVN ra quyết định giới hạn một cách vô lý quyền hạn của Viện.
- Bất tuân dân sự: có 9 cách như tuân hành miễn cưỡng hay chậm chạp; bất tuân khi vắng sự kiểm soát theo dõi; bất tuân đồng loạt; bất tuân ngụy trang; từ chối tụ tập hay hội họp để phân tán; ngồi ăn vạ; bất hợp tác với lệnh bắt lính hay trục xuất; trốn, né, dùng giấy tờ giả; bất tuân các luật lệ bất chính.
Cuộc biểu tình ngồi lì của dân oan trong suốt thời gian 27 ngày trước Quốc Hội 2 là một hành động bất tuân dân sự.
- Công nhân viên nhà nước bất hợp tác với nhà nước: có 7 cách như không tiếp tay thi hành một số chỉ thị của nhà nước; cản trở hệ cấp thông tin và chỉ huy; trì hoãn và cản trở; bất hợp tác hành chánh hàng loạt; bất hợp tác về tư pháp; cố ý trở thành vô dụng và bất hợp tác chọn lọc; nổi loạn nếu cần.
- Các định chế trong nước bất hợp tác: có 2 cách là trì hoãn và tránh né một cách bán hợp pháp và sự bất hợp tác của các đơn vị cử tri nhà nước.
- Các định chế quốc tế bất hợp tác: có 7 cách, như thay đổi đại diện ngoại giao; trì hoãn hay hủy bỏ các cơ hội ngoại giao; trì hoãn việc công nhận ngoại giao; chấm dứt quan hệ ngoại giao; rút lui khỏi các cơ quan quốc tế; từ chối tham gia vào các cơ chế quốc tế.
Việc Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ liệt Việt Nam vào danh sách những quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì vi phạm quyền tự do tôn giáo là một hình thức quyết liệt của bất hợp tác quốc tế.
Tôi vừa trình bày vắn tắt 100 cách bất hợp tác do Tiến sĩ Gene Sharp thu thập được. Sau đây, BS Nguyễn Trọng Việt sẽ trình bày về những hình thức can dự bất bạo động là những phương cách phản kháng có tính cách mạnh bạo và trực tiếp hơn những gì Chiến hữu Lý Thái Hùng và tôi đã trình bày.
Kính thưa toàn thể quý vị (Nguyễn Trọng Việt)
Khi nói đến Đấu Tranh Trực Diện, chúng ta hiểu đây là hình thức đối đầu công khai. Phương thức phản kháng này thường được áp dụng vào giai đoạn sau khi cao trào đấu tranh đã từng bước dâng cao, dồn dập. Theo Giáo sư Gene Sharp thì phương cách này có khoảng 41 loại hành động nhằm vào hai hướng chính:
Thứ nhất là biểu hiện sự đối đầu công khai để tạo những áp lực tâm lý, thể chất lên những người đang bảo vệ bộ máy cầm quyền, đồng thời cũng tác động tích cực lên công luận.
Thứ hai là phủ nhận sự chính thống của chế độ và lập ra một cơ chế mới hoạt động song song và chuẩn bị thay thế chế độc độc tài.
Trong đấu tranh bất bạo động, phương cách trực diện thường nhằm đẩy chế độ độc tài rơi vào chỗ bị phân tâm, tức là bận tâm về nhiều vấn đề phải giải quyết, đuối lý trước những phản biện và mỏi mệt (thể chất) vì bị các lực lượng dân chủ tấn công theo kiểu xa luân chiến.
Trong đấu tranh bất bạo động, phương cách trực diện thường nhằm đẩy chế độ độc tài rơi vào chỗ bị phân tâm, tức là bận tâm về nhiều vấn đề phải giải quyết, đuối lý trước những phản biện và mỏi mệt (thể chất) vì bị các lực lượng dân chủ tấn công theo kiểu xa luân chiến.
Theo Tiến Sĩ Gene Sharp, phương cách đối kháng trực diện có 5 hình thức phản kháng như sau:
Thứ nhất là trực diện về tâm lý. Là một loại hành động có mục tiêu đánh động tâm lý lên đối phương hay lên công luận. Tuyệt Thực là phương cách mà nhiều nhà đối kháng đã chọn để dấy lên niềm xúc cảm nơi các đối tượng mà mình nhắm đến.
Ví du 1: Cô Phan Thanh Nghiên đã treo biểu ngữ Hoàng sa Truờng sa trước nhà và tuyên bố tuyệt thực vô hạn để phản đối tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN đã và đang dâng biển, dâng đảo cho Trung Quốc và thái độ khiếp nhược làm ngơ trước thảm kịch của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc cướp phá, đòi tiền chuộc. Nhà nước CSVN đã bắt giữ cô Pham Thanh Nghiên kết án tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Khi vào tù cô Phạm Thanh Nghiên tiếp tục tuyệt thực và bất hợp tác với công an, khiến cho CSVN lúng túng trong việc giải quyết trường hợp của cô Nghiên trong hơn 1 năm trước khi đưa ra tòa.
Ví dụ 2: Gia đình của Linh mục Nguyễn Văn Lý đã yêu cầu CSVN cho Ngài ra ngoài chữa trị sau khi ngài bị tai biến mạch máu não lần thứ 3. CSVN chần chừ. Linh mục Nguyễn Văn Lý đã tuyên bố không chấp nhận sự cứu chữa của nhân viên y tế của trại giam và gia đình đổ hết trách nhiệm cho CSVN khiến CSVN phải giải quyết bằng cách ra quyết định ngưng thi hành án tù sớm một năm và cho Linh mục Nguyễn Văn Lý ra ngoài chữa bệnh. Quyết định này có nội dung là trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý nhưng CSVN đã không dám ghi là trả tự do.
Thứ hai là trực diện về thể chất: Là một loại phản kháng bằng cách dùng chính thân thể của mình để phản đối, gây chú ý đến những đối tượng chung quanh hoặc gây lúng túng đối phó cho phe địch. Ví dụ như Ngồi ăn vạ, Đứng ăn vạ. Đi vòng vòng phản đối, Tập trung cầu nguyện phản đối. Lấy thân mình làm lá chắn để ngăn chận sự bạo hành của công an đối với một ai đó trong đoàn biểu tình.
Ví dụ khác là nhà bất đồng chính kiến Cuba, 41 tuổi, Orlando Zapata Tamayo, đã phản đối biện pháp phân biệt đối xử và hành hạ tù nhân chính trị của nhà nước CS Cuba bằng cách từ chối mặc quần áo của tù nhân và tuyệt thực vô hạn định. Sau 80 ngày tuyệt thực, ông đã qua đời vào ngày 23/2/2010. Sự kiện này đã gây xúc động lương tâm nhân loại và dẫn đến việc nhà nước dộc tài Cuba phải trả tự do cho hàng loạt các tù nhân chính trị vào tháng 7 vừa qua trước áp lực mạnh mẽ của thế giới.
Thứ ba là trực diện về mặt xã hội: Là một loạt những hành động làm thay đổi các quy ước, nguyên tắc hay những hoạt động liên quan đến lãnh vực xã hội mà chế độ độc tải đã áp đặt lên người dân. Ví dụ những hành động phản kháng đã từng áp dụng như:
Đặt ra những khuôn khổ xã hội mới khác với khuôn khổ hiện tại: Tẩy chay mua sắm tại các cửa hàng còn kỳ thị người da đen vào dịp Giáng Sinh tại thành phố Nashville, Hoa Kỳ. Cuộc “đi chậm, làm chậm” của của toàn bộ xe cộ, khách bộ hàn v.v... của người dân Chilê tại thủ đô Santiago nhằm để chống lại nhà độc tài Pinoche đã làm tê liệt thành phố và mọi cơ sở hành chính công quyền, giao thông, dịch vụ v..v..
Tạo lập một hệ thống thông tin liên lạc khác thay thế hệ thống thông tin của nhà nước: ví dụ như báo điện tử Tự Do Ngôn Luận của khối 8406, báo Tổ Quốc, hoặc các trang mạng Bauxite VN, và rất nhiều các trang blog, diễn đàn diện tử (X-Càfe…) v.v..
Lập một khu an toàn riêng để giúp những người phản kháng ẩn náu trong lúc bị công an truy lùng.
Gây quá tải cho phương tiện cơ sở xã hội bằng cách huy động số đông đến cùng lúc, cùng ngày để đòi hỏi giải quyết một vấn đề nào đó.
Thứ tư là trực diện về mặt kinh tế: Là một loạt những hành động giành lấy các quyền chủ động kinh tế về phía lực lượng đối kháng và làm soi mòn khả năng chi phối kinh tế của chế độ độc tài lên đời sống người dân. Ví dụ những hành động phản kháng từng được áp dụng:
Tổ chức đình công và xâm chiếm chỗ làm việc không cho nhà máy hoạt động:
Tạo lập một hệ thống vận chuyển riêng không theo hệ thống vận chuyển của chế độ, tức là lập một hệ thống vận tải khác.
Xây dựng một hệ thống tiêu thụ hàng hóa riêng và tẩy chay hệ thống tiêu thụ của chế độ, tức là tạo lập một thị trường khác.
Ngăn chận không cho một mặt hàng nào đó của công ty quốc doanh sản xuất và bán trong dân chúng.
Thứ năm là trực diện về mặt chính trị: Là một loạt những hành động làm soi mòn quyền lực chính trị của chế độ độc tài đồng thời làm gia tăng khả năng chủ động đấu tranh của lực lượng đối kháng. Ví dụ những hành động phản kháng từng được áp dụng nhiều nơi:
Gây quá tải hệ thống hành chánh tại một cơ quan nào đó qua một chiến dịch vận động bà con tham gia. Ví dụ tập trung dân chúng phản đối một quyết định nào đó và yêu cầu giải quyết thì mới giải tán ra về.
Công bố danh tánh công an, mật vụ đàn áp người dân vô tội trên mạng Internet đồng thời kêu gọi mọi người tẩy chay gia đình thân nhân của những tên công an ác ôn này.
Rủ nhau phản kháng tập thể và sẵn sàng chấp nhận đi tù tập thể cho đến lúc nhà nước không còn dám bắt giữ nữa.
Để tiến hành hiệu quả phương thức đấu tranh bằng trực diện, nhất là khi dự tính tổ chức một cuộc biểu tình, đình công, cầu nguyện hay một cuộc tọa kháng nhằm đưa ra những yêu sách đối với chế độ độc tài, đòi hỏi ban tổ chức phải nắm vững bốn nguyên tắc căn bản:
1- Cần phải có một mục tiêu rõ ràng: Mục tiêu này phải xác định có thể đạt được trong một giai đoạn nhất định bằng phương thức không bạo động. Mục tiêu cần sự đồng thuận của cả nhóm, phản ảnh quan niệm chung và có sự ủng hộ rộng rãi và nếu được sự đồng tình từ bên ngoài thì càng hữu ích hơn.
2- Phải nắm được điểm mạnh và yếu: Trong mọi cuộc phản kháng, phải biết rõ những cường điểm và nhược điểm để khi xung trận biết được cách khai dụng những cường điểm, biết cách che giấu những điểm yếu, biết phân tán hay tập hợp lực lượng khi cần thiết ở thế đối đầu.
3- Phải tính trước khả năng kiểm soát phương tiện: Phải dự trù thuốc men, thực phẩm, nước uống và những nguồn vật liệu cần thiết khác để giữ được khí thế khi lâm trận. Nhất là phải có sẵn trong tay những phương tiện thông tin, liên lạc để nếu có bị bao vây hay bị phân rã, vẫn có thể liên lạc hướng dẫn được lực lượng.
4- Cần nuôi duỡng nguồn yểm trợ từ bên ngoài: Những sự yểm trợ, tiếp tế và thông cảm của quần chúng bên ngoài rất cần thiết cho lực lượng phản kháng vì vừa hỗ trợ tinh thần, vừa giúp nuôi dưỡng và bảo vệ lực lượng khi bị đàn áp hay cô lập.
Kính thưa quý vị,
Tóm lại, công dụng của đấu tranh bất bạo động không chỉ để làm suy yếu và loại trừ những kẻ độc tài mà còn để tạo sức mạnh cho những người bị đàn áp. Kỹ thuật này biến những người – mà trước kia thấy mình chỉ là những con cờ hoặc là nạn nhân yếu ớt cô thế - nay có khả năng đấu tranh trực tiếp để giành lại tự do và công lý bằng chính sức mình. Kinh nghiệm đấu tranh này có những kết quả tâm lý quan trọng là góp phần làm gia tăng lòng tự trọng và tự tin nơi những con người từng bị xem là thành phần thấp cổ bé miệng.
Do đó, nếu chúng ta biết cách áp dụng ba phương thức hành động mà Tiến sĩ Gene Sharp tóm lược: 1/ Phản đối công khai; 2/ Bất hợp tác; 3/ Trực diện một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo thì sẽ dễ dàng thành công.
Vần đề còn lại là chúng ta sẽ phải linh động áp dụng ba phương thức này như thế nào và ở đâu cho hợp lý mà thôi. Đây là chủ đề mà tôi muốn mời quý vị cùng tập trung trao đổi trong những giờ còn lại của buổi thảo luận hôm nay.
Trân trọng cảm ơn sự lắng nghe của quý vị và xin kính mời quý vị cùng góp ý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét