Phan Anh
Việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ giáo sư Phạm Minh Hoàng vào tháng 8/2010 đã đưa tên tuổi ông lên tầm vóc quốc tế cùng với các nhà dân báo (bloggers) nổi tiếng của các nước khác đang bị giam cầm như ông.
Trong một phóng sự của hãng thông tấn CNN, ký giả Salma Abdelaziz đã đưa tên tuổi ông Phạm Minh Hoàng, bị bắt tại Việt Nam, lên cùng với 4 nhà dân báo nổi danh của thế giới đang ngồi tù là Hossein Derakhshan, bị bắt ở Iran; Ali Abdulemam, bị bắt ở Bahrain; Tal al-Mallohi, bị bắt ở Syria; và Kareem Amer, bị bắt ở Egypt.
- Pham Minh Hoang bị bắt giữ tại Vietnam
Ông Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, là một nhà dân báo Pháp gốc Việt và cũng là giảng viên đại học về toán. Theo báo cáo của hội Ký Giả Không Biên Giới, ông bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ vào ngày 13/8/2010 và bị gán tội “hoạt động âm mưu lập đổ chính quyền”.
- Hossein Derakhshan bị bắt giữ tại Iran
Hossein Derakhshan là một nhà dân báo và hoạt động xã hội người Canada gốc Iran. Vào ngày 28/9/2010 ông bị toà án Iran kết án 20 năm tù với nhiều tội danh bao gồm cả tội “cấu kết với các quốc gia thù địch tuyên truyền chống chế độ Hồi giáo, sỉ nhục tôn giáo và sản xuất tài liệu tuyên truyền cho các nhóm phản cách mạng.”
- Ali Abdulemam bị bắt giữ tại Bahrain
Ali Abdulemam là nhà dân báo hàng đầu tại nước Bahrain và nhà văn thuộc hội Global Voices Advocacy. Theo báo cáo của hội Ký Giả Không Biên Giới, ông Abdulemam bị công an Bahrain bắt giữ vào ngày 4/9/2010 với tội danh tán phát “tin ngụy tạo làm thiệt hại an ninh quốc gia”.
- Tal al-Mallohi bị bắt giữ tại Syria
Cô Tal al-Mallohi, 19 tuổi, là học sinh trung học và cũng là một nhà dân báo tại nước Syria. Theo báo cáo của hội Canh Thức Nhân Quyền (Human Rights Watch), cô al-Mallohi bị công an Syria bắt giữ từ ngày 27/12/2009. Suốt 9 tháng qua, nhà cầm quyền không cho gia đình thăm nuôi và cũng không cho biết lý do giam giữ.
- Kareem Amer detained tại Ai Cập
Anh Abdel Kareem Nabil Suleiman, còn gọi là Kareem Amer, 26 tuổi, là một nhà dân báo và vận động cho quyền tự do ngôn luận. Anh bị tòa án Ai Cập kết án 4 năm tù vào ngày 22/2/2007 về tội “phát tán những tin tức làm mất ổn định và thiệt hại cho danh tiếng quốc gia, thúc giục người khác thù ghét Hồi giáo và lăng mạ chủ tịch nước.”
Trên khắp thế giới, viết blog đã trở thành một cách để liên lạc, chia xẻ suy nghĩ quá bình thường hàng ngày của mọi người. Nhưng tại một số nước độc tài có nhu cầu bưng bít một phần sự thật, có người phải trả giá quyền viết blog đó bằng tù đày. Và các tội danh mà các chế độ độc tài gán ghép lên họ đều mang dáng dấp gần giống nhau. Những kẻ độc tài đều biết họ đang vi phạm nhân quyền, bưng bít thông tin, chấp nhận ngu dân chỉ để duy trì quyền và lợi riêng. Họ cũng biết các tội danh ngụy tạo chẳng lừa bịp được ai và họ đang bị công luận trong nước lẫn thế giới khinh bỉ.
Từ Iran đến Việt Nam, các blogger đã nhận rủi ro khi trực tuyến để truyền bá những tin tức và quan điểm mà chính quyền độc tài không muốn ai nhìn hoặc nghe thấy, đặc biệt là các bằng chứng tham nhũng của các quan chức, bằng chứng bạo hành của các công an, và bằng chứng dâng nhượng chủ quyền quốc gia của giới lãnh đạo.
Theo ký giả Salma Abdelaziz, điều khác biệt rất đáng chú ý so với các phong trào trước đây là đại khối các nhà dân báo còn lại không rút về tình trạng sợ hãi, bất động mà phía nhà cầm quyền mong muốn. Mặc dù có những nhà dân báo bị bắt giữ, nhưng tại các nước này nhiều người khác vẫn tiếp tục lên tiếng và còn tạo ra thêm các trang dân báo mới.
Một thí dụ tại Ai Cập là ông Wael Abbas, một người từng được trao giải thưởng blogger cùng với những ghi nhận hoạt động nhân quyền quốc tế. Ông vẫn tiếp tục việc làm của mình bất chấp các hù dọa và xách nhiễu của nhà cầm quyền. Trang blog của ông có tên Mirs Digital, với mục đích "nâng cao nhận thức của người dân Ai Cập", được sự chú ý trên khắp thế giới với những bài viết và video tường thuật các vụ tra tấn trong nhà tù, các vụ xách nhiễu tình dục phụ nữ, và những cảnh bạo hành của cảnh sát Ai Cập trên đường phố.
Để trả lời ký giả CNN, ông Abbas bày tỏ quan điểm: "Trong các chế độ áp bức, người dân rất cần được nhận dữ kiện từ cả hai phía. Một bên là báo, đài nhà nước. Một bên là các blogger và những người muốn tìm cách chấm dứt các tệ nạn như tra tấn, tham nhũng, v.v. Vai trò của các nhà dân báo đặc biệt cần thiết ở những nước mà phương tiện truyền thông bị bưng bít. Vì họ là nguồn chính của thông tin tự do."
Riêng nhà dân báo Phạm Minh Hoàng của Việt Nam, trong suốt 10 năm qua, trong vai trò một nhà giáo, ông đã đổ nhiều tâm huyết vào việc đào tạo một thế hệ sinh viên Việt Nam mới biết tha thiết với vận mạng đất nước và dân tộc. Và với bút hiệu Phan Kiến Quốc ông đã viết rất nhiều để kêu gọi mọi người dân Việt quan tâm đến các tai họa đang và chực chờ ập xuống đất nước, mà nghiêm trọng nhất là hiểm họa xâm lấn từng bước của Bắc Triều và các quyết định vô trách nhiệm trong việc khai thác bôxít tại Trung Phần Việt Nam.
Như bao dân tộc khác đang đối đầu với các chế độ độc tài, dân tộc Việt Nam đang đứng lên để giải phóng chính mình và các thế hệ tương lai. Dân tộc Việt Nam, suốt giòng lịch sử 5000 năm, chưa bao giờ là một dân tộc hèn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét