2010/11/07

Đại diện đảng Thụy Sĩ thăm đối kháng Việt Nam

BBT Web VT: Ông Rolin Wavre, Tổng Thư Ký đảng Radical, vừa thực hiện một chuyến thăm Việt Nam 10 ngày vào đầu tháng 10/ 2010, để tìm hiểu về tình hình các nhà đối kháng tại Việt Nam. Ông cũng đã có mặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ và chứng kiến cuộc tụ họp Vì Thăng Long Ngàn Tuổi - Chống Hiểm Họa Bắc Triều ngày 9/10/2010.
Sau đây là cuộc phỏng vấn của ông trên đài truyền hình Léman Bleu. Cùng có mặt trong cuộc phỏng vấn này là ông Nguyễn Tăng Lũy, đại diện cho Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam. Kính mời đồng bào theo dõi.



Pascal Décaillet: Kính chào ông Rolin Wavre, Tổng Bí Thư đảng Radical. Được biết, ông vừa đi Việt Nam hồi tuần trước, ông đã gặp những nhà đối kháng, ông đã tham gia một cuộc xuống đường bất ngờ , xin ông kể lại tóm tắt.
Rolin Wavre: Tôi vừa trở về sau chuyến đi 8 ngày tại Việt Nam. Tôi đã gặp gỡ gia đình một số người đang bị giam giữ. Tôi cũng đã tìm cách thăm một người trong tù, nhưng rất tiếc, chuyện này đã không thể thực hiện được. Tôi cũng gặp một vài người đại diện của một chính đảng đang bị cấm hoạt động, vì vậy tôi phải gặp họ trong vòng bí mật. Và tôi cũng đã tham gia một cuộc xuống đường, một kiểu hoạt động bất ngờ và chớp nhoáng. Thật là cảm động khi thấy cả trăm người trẻ mặc lên người áo thun, lấy ra biểu ngữ, tuyên bố và đòi hỏi tự do ngôn luận. Đối với chúng ta, chuyện này bắt đầu ở bên trời xa xôi đó và đang tiếp nối ngay tại thành phố Genève này.
Pascal Décaillet: Cái gì đã thúc đẩy ông thực hiện chuyến đi này ? Đây là cảm tình đối với lý tưởng của những người đối kháng ? Hay vì ông Thierry Oppikoffer một người hoạt động rất tích cực và cùng đảng Radical với ông giới thiệu? Hay vì một sự trùng hợp nào khác?
Rolin Wavre: Vâng đúng là một sự trùng hợp, một cái duyên. Cuộc đời này được làm nên bởi những cái duyên như vậy. Tôi có duyên gặp gỡ Cộng Đồng Việt Nam tại vùng Thụy Sĩ Romande. Tôi thấy họ rất thân thiện, năng động. Và tôi cũng thấy tình hình tại Việt Nam rất đáng quan tâm. Tôi đã từng có 17 năm hoạt động trong Ủy Ban Hồng Thập Tự Quốc Tế (CICR). Do đó, tôi đã có được sự nhậy cảm trước những loại vấn đề như thế.
Pascal Décaillet: Thiết tưởng chúng ta ôn lại một chút lịch sử. Cho tới năm 54, với sự có mặt của người Pháp, cuộc chiến có thể gọi là «sản xuất tại France» với Mendes France và những hiệp định thời đó. Và rồi đến cuộc chiến thứ hai, cuộc chiến trong thời niên thiếu của chúng ta, cuộc chiến của Mỹ, đã kết thúc vào những năm 70 khi người Mỹ đã phải đeo trực thăng để ra đi, v.v… Và chế độ mới, một chế độ rất khắc nghiệt và đã có những người phản đối, ông Nguyễn Tăng Lũy thấy thế nào?.
Nguyễn Tăng Lũy: Chế độ này rất khắc nghiệt đối với những người không đồng ý với họ. Vô số sự việc khiến người ta liên tưởng tới những tình cảnh tương tự tại Trung Quốc trong lãnh vực đối xử với những người bất đồng chính kiến, lãnh vực Nhân Quyền. Việt Nam là một nước đã cởi mở nhiều về du lịch, kinh tế, nhưng đáng tiếc, trong lãnh vực Nhân Quyền họ vẫn còn đang ở thập niên 50.
Pascal Décaillet: Vậy ông cảm thấy thế nào ? Dĩ nhiên, ông là người Tây Phương, ít phải lo, nhưng những người Việt Nam xuống đường thì trước hết họ có được phép làm vậy không và họ có thể bị nguy hiểm ?
Rolin Wavre: Cũng may là họ còn có tự do - một loại tự do cuối cùng còn lại cho họ. Đó là dám chấp nhận bị bắt. Phải biết rằng đối với họ xuống đường là một điều cự kỳ nguy hiểm. Dù chỉ là để đòi hỏi quyền tự do ngôn luận, đòi hỏi đa đảng hay để tố cáo tham nhũng, thì đều rất nguy hiểm. Nhiều người Việt Nam đã bị giam giữ. Chẳng hạn, một nữ công dân Úc gốc Việt đã bị bắt hôm Chủ Nhật. Ngay trong lúc tôi rời Việt Nam thì cũng là lúc bà ta bị bắt giữ. Được biết nay thì bà ta dã được trả tự do. Điều này chúng tỏ nhà cầm quyền Việt Nam có thể ngày càng nhậy cảm với dư luận quốc tế, với những lên tiếng và cách thức họ thực thi Nhân Quyền.
Pascal Décaillet: Cách đây một hay hai năm, chúng ta có một trường hợp nữa. Cũng đã được đưa lên chương trình Genève à Chaud này. Đó là trường hợp một nữ phóng viên bị bắt. Không dám nhận đây là công trạng vận động của chúng tôi bởi vì lúc đó có cả một phong trào vận động rộng lớn của nhiều người. Nhưng kết quả là bà ta đã được trả tự do ít ngày sau đó, phải không ông Nguyễn Tăng Lũy ?
Nguyễn Tăng Lũy: Đúng vậy, Ủy ban Cosunam (UB Thụy Sĩ - Việt Nam) từ nhiều năm nay đã chủ trương vận động dư luận để trong những trường hợp bắt giam trái phép kiểu này, dư luận có thể đóng một vai trò hệ trọng đối với các chính quyền vi phạm. Tôi nghĩ rằng, loại hoạt động như của ông Rolin ngày càng có một vai trò quan trọng và chế độ Hà Nội sẽ ngày càng phải nhạy cảm hơn đối với dư luận quốc tế.
Pascal Décaillet: Cái hay bây giờ là có Internet. Cách đây 20 năm, nếu người ta muốn cắt các liên lạc, người ta có thể cắt, khi ấy chắc ông còn làm việc với CICR. Bây giờ rất khó cắt đường vô internet, nhất là với hệ thống vệ tình.
Rolin Wavre: Có hai điều đáng lưu ý. Một số nhà đấu tranh tại Việt Nam đang bị giam giữ vì đã viết blog. Như vậy, hoạt động trên Internet cũng nguy hiểm. Nhưng mặt khác, những thông tin đến tay chúng ta, đặc biệt là vụ đề nghị và quyết định người thắng giải Nobel Hòa Bình, đều được lấy từ Internet. Chính qua ngã này mà tôi đã lấy xuống được những video mà chúng ta đang xem.
Pascal Décaillet: Câu hỏi chót. Thưa ông Wavre, ông có phải là một người quá lịch sự và nhân đạo của CICR đi lạc vào thế giới chính trị của những kẻ vũ phu không? Ông có quá là lễ độ, tử tế, hoàn toàn khác biệt với bọn vũ phu không?
Rolin Wavre: Tôi không chắc là phải vũ phu mới có thể hoạt động chính trị, hay đối phó với công dân và với mọi người. Con người ta có thể thảo luận một cách mạnh mẽ, có thể đưa ra một quan điểm khác biệt mà không cần tới bạo lực. Điều này không có nghĩa là không tranh luận một cách cứng rắn với những người khác trên các diễn đàn.
Pascal Décaillet: Xin cám ơn ông Rollin Wavre, xin cám ơn về những hình ảnh Việt Nam chúng ta vừa xem. Xin cám on ông Nguyễn Tăng Lũy và Ủy Ban Cosunam. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam muốn lên tiếng thì tôi sẵn sàng mời họ lên đây để tranh luận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét