Nguyễn Thanh Văn
Thời gian gần đây dư luận đặc biệt chú ý đến những lời phát biểu mang tính cách cấp tiến của ông Ôn Gia Bảo, đương kim Thủ tướng Trung quốc. Những phát biểu đó đều ít nhiều nói lên nhu cầu bức thiết phải cải tổ chính trị của Trung Quốc hiện nay.
Có người ngờ vực phải chăng đây là màn kịch cho thế giới xem và ông Ôn Gia Bảo là một diễn viên đã diễn xuất sắc vai trò của mình. Tuy nhiên phần lớn các quan sát viên quốc tế tin là không phải, vì cho đến nay tuy tiếng nói của ông Ôn Gia Bảo là tiếng nói có trọng lượng nhất, nhưng không phải là tiếng nói đơn lẻ, mà có chỉ dấu cho thấy đây là hành động phối hợp của một nhóm, bao gồm nhóm 23 người từng là những yếu nhân trong đảng cộng sản Trung Quốc. Nhóm này vừa ký tên trong một lá thư ngỏ gởi đến quốc hội Trung Quốc hôm thứ tư vừa qua, yêu cầu phải thủ tiêu "hắc thủ vô hình" của sự kiểm duyệt, cũng như phải tôn trọng các quyền tự do được ghi trong bản hiến pháp của Trung Quốc. Người phát pháo đầu tiên của nhóm này là Trung Tướng Lưu Á Châu, Chính Ủy Không Quân, quân khu Thành Đô (Chengdu) Trung Quốc, với bài viết khá dài hồi trung tuần tháng 8 vừa qua về nhu cầu thay đổi chính trị tại Trung Quốc.
Ngày 22 tháng 8 năm 21010, trong buổi lễ tại khu công nghiệp Thẩm Quyên để đánh dấu 30 năm đổi mới ở Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo kêu gọi cải cách, loại bỏ triệt để sự trì trệ trong nền chính trị. Ông nhấn mạnh: "Trung Quốc cần phải thúc đẩy tiến trình cải cách, không chỉ cải cách kinh tế mà cả về chính trị. Nếu không bảo đảm cải cách chính trị, thì Trung Quốc có thể bị mất đi những thành tựu đã đạt được qua cải cách kinh tế và khó đạt được các mục tiêu hiện đại hóa".Ngày 28/8, trong cuộc họp với cơ quan luật pháp Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo khẳng định: "Không cải tổ hệ thống chính trị, mọi cải tổ trong hệ thống kinh tế, và các lĩnh vực khác, thậm chí cả công cuộc hiện đại hóa sẽ không thành công". Ông thúc giục các quan chức tuân thủ luật pháp và đấu tranh chống tham nhũng song song với nỗ lực tăng cường cải cách chính trị mà ông cho là cần thiết cho sự thành công của đất nước. Ông nói: "Ở thời bình, tham nhũng là nguy cơ lớn nhất với một đảng cầm quyền, và lý do căn bản của tham nhũng là quyền lực không được giám sát và hạn chế thích hợp".
Đầu tháng 10.2010, trong bài phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuần trước, ông Ôn Gia Bảo nói rằng: "Trong khi tăng cường tái cơ cấu kinh tế, chúng tôi sẽ thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu chính trị".
Trả lời cuộc phỏng vấn của ký giả Fareed Zakaria, cũng là chủ bút của tạp chí Newsweek International, trên đài CNN ngày 3 tháng 10 vừa qua, ông Ôn Gia Bảo nói rằng: "nguyện vọng và đòi hỏi của dân chúng về dân chủ, tự do là một sức mạnh không thể kháng cự.”; ông nhấn mạnh, đảng Cộng Sản Trung Quốc "nên tuân theo hiến pháp và luật pháp, chứ không thể đứng trên hiến pháp và luật pháp như thời còn đang đấu tranh giành chính quyền". Theo ông thì chính quyền cần tạo điều kiện để người dân được tham gia phê bình và giám sát chính phủ, giải quyết tình trạng "tập trung quá mức quyền lực không bị kiểm soát".
Khi được hỏi liệu một quốc gia có thể hùng cường được không, khi mà tự do ngôn luận bị giới hạn và Internet bị kiểm duyệt? Ông Ôn Gia Bảo nói rằng: "Tự do ngôn luận là điều không thể thiếu được đối với bất kỳ một quốc gia nào; dù rằng đang trên đà phát triển hay đã trở nên hùng mạnh. Tự do ngôn luận đã được quy định rõ trong hiến pháp Trung Quốc". Ông cũng nói thêm về nhu cầu phải dần dần cải thiện hệ thống bầu cử dân chủ, hầu quyền lực đích thực thuộc về nhân dân và quyền lực quốc gia được dùng để phục vụ cho nhân dân.
Tuy là đương kim thủ tướng nhưng những tuyên bố của ông Ôn Gia Bảo dù ở trong nước hay ở hải ngoại, ngay tức khắc đều bị hệ thống báo đài của đảng cộng sản cắt bỏ những nhận định bị coi là nguy hại cho đảng. Bởi vậy, trong lá thư ngỏ của 23 nhân sĩ, trí thức và cựu quan chức cao cấp gửi Quốc hội vừa nêu ở trên cũng nhận định rằng: "Kể cả Thủ tướng quốc vụ viện ở nước này cũng không được hưởng tự do ngôn luận".
Được biết trong số 23 người ký tên trong thư ngỏ có các ông Lý Nhuệ, hiện đã trên 90 tuổi, từng làm bí thư riêng của ông Mao Trạch Đông; ông Hồ Tích Vĩ, cựu tổng biên tập tờ Nhân dân Nhật báo; ông như Lý Phổ, cựu phó tổng giám đốc Tân Hoa Xã; Đỗ Quang, cựu giáo sư Trường Đảng; Chu Phái Chương, cựu trưởng ban Tin tức của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng; Chu Chiêu Minh, cựu phó chính ủy Quân khu Quảng Châu; Tân Tử Lăng, cựu giám đốc tại Đại học Quốc phòng.
Ngược lại với trường hợp của ông Ôn Gia Bảo, những lời nói của ông Hồ Cẩm Đào được báo chí Trung Quốc tường thuật rất kỹ. Sau ông Ôn Gia Bảo, ông Hồ Cẩm Đào cũng đến Thẩm Quyên để rao giảng về “chủ nghĩa xã hội theo đặc thù của Trung Quốc“.
Vậy "hiện tượng Ôn Gia Bảo" nói lên điều gì? Phải chăng đang có sự chia rẽ sâu sắc giữa ông Ôn Gia Bảo và ông Hồ Cẩm Đào? Và thủ tướng họ Ôn đang thực tâm muốn dân chủ hoá Trung Quốc?
Ông Ôn Gia Bảo từng là bí thư riêng của cựu tổng bí thư Triệu Tử Dương. Qua thời gian, ông đã thấy sự kính trọng của thế giới và sự biết ơn của người dân Trung Quốc đối với các ông Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương.Trong khi đó thì công lao khởi xướng đổi mới và canh tân Trung Quốc của ông Đặng Tiểu Bình đã bị thiêu rụi gần hết qua biến cố Thiên An Môn 1989 và cách đối xử độc ác của ông ta đối với các lãnh tụ cao cấp có đầu óc cấp tiến trong hàng ngũ đảng CS Trung Quốc. Bên cạnh đó, vào đại hội đảng cộng sản Trung Quốc năm 2013 sắp tới, 7 trong số 9 người trong bộ chính trị, tức những người lãnh đạo cao nhất của đảng CS Trung Quốc hiện nay phải ra đi, trong đó có cả ông Hồ Cẩm Đào lẫn ông Ôn Gia Bảo. Do đó người ta cho rằng, trước khi ra đi, ông Ôn Gia Bảo muốn lịch sử sẽ xếp ông cùng nhóm với các lãnh tụ Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Bào Đồng,…. chứ không muốn bị xếp với Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng, Dương Thượng Côn, hay ngay cả Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Và chỉ cần như vậy thì ông cũng đã đặt thêm một hòn đá tảng cho nền móng dân chủ hoá tại Trung Quốc. Tờ Guardian, một tờ báo có khuynh hướng bảo thủ ở Anh Quốc thì cẩn thận hơn khi cho rằng, phải chờ hai năm nữa (tức sau đại hội đảng CSTQ) thì mới biết điều gì sẽ xẩy ra.
Được biết trong số 23 người ký tên trong thư ngỏ có các ông Lý Nhuệ, hiện đã trên 90 tuổi, từng làm bí thư riêng của ông Mao Trạch Đông; ông Hồ Tích Vĩ, cựu tổng biên tập tờ Nhân dân Nhật báo; ông như Lý Phổ, cựu phó tổng giám đốc Tân Hoa Xã; Đỗ Quang, cựu giáo sư Trường Đảng; Chu Phái Chương, cựu trưởng ban Tin tức của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng; Chu Chiêu Minh, cựu phó chính ủy Quân khu Quảng Châu; Tân Tử Lăng, cựu giám đốc tại Đại học Quốc phòng.
Ngược lại với trường hợp của ông Ôn Gia Bảo, những lời nói của ông Hồ Cẩm Đào được báo chí Trung Quốc tường thuật rất kỹ. Sau ông Ôn Gia Bảo, ông Hồ Cẩm Đào cũng đến Thẩm Quyên để rao giảng về “chủ nghĩa xã hội theo đặc thù của Trung Quốc“.
Vậy "hiện tượng Ôn Gia Bảo" nói lên điều gì? Phải chăng đang có sự chia rẽ sâu sắc giữa ông Ôn Gia Bảo và ông Hồ Cẩm Đào? Và thủ tướng họ Ôn đang thực tâm muốn dân chủ hoá Trung Quốc?
Ông Ôn Gia Bảo từng là bí thư riêng của cựu tổng bí thư Triệu Tử Dương. Qua thời gian, ông đã thấy sự kính trọng của thế giới và sự biết ơn của người dân Trung Quốc đối với các ông Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương.Trong khi đó thì công lao khởi xướng đổi mới và canh tân Trung Quốc của ông Đặng Tiểu Bình đã bị thiêu rụi gần hết qua biến cố Thiên An Môn 1989 và cách đối xử độc ác của ông ta đối với các lãnh tụ cao cấp có đầu óc cấp tiến trong hàng ngũ đảng CS Trung Quốc. Bên cạnh đó, vào đại hội đảng cộng sản Trung Quốc năm 2013 sắp tới, 7 trong số 9 người trong bộ chính trị, tức những người lãnh đạo cao nhất của đảng CS Trung Quốc hiện nay phải ra đi, trong đó có cả ông Hồ Cẩm Đào lẫn ông Ôn Gia Bảo. Do đó người ta cho rằng, trước khi ra đi, ông Ôn Gia Bảo muốn lịch sử sẽ xếp ông cùng nhóm với các lãnh tụ Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Bào Đồng,…. chứ không muốn bị xếp với Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng, Dương Thượng Côn, hay ngay cả Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Và chỉ cần như vậy thì ông cũng đã đặt thêm một hòn đá tảng cho nền móng dân chủ hoá tại Trung Quốc. Tờ Guardian, một tờ báo có khuynh hướng bảo thủ ở Anh Quốc thì cẩn thận hơn khi cho rằng, phải chờ hai năm nữa (tức sau đại hội đảng CSTQ) thì mới biết điều gì sẽ xẩy ra.
Cũng có một vài tờ báo ở Việt Nam "rụt rè" đưa tin vắn tắt về "hiện tượng Ôn Gia Bảo". Đặc biệt tờ Tuổi Trẻ đã thuật lại khá chính xác những phát biểu của ông ta như: "Tôi tin rằng tự do tư tưởng là điều thiết yếu ở mọi đất nước, chúng ta phải tạo ra những điều kiện cho phép người dân phê bình hoạt động của chính quyền …." Hoặc "Những lời kêu gọi cho dân chủ và tự do sẽ trở nên không thể cưỡng lại được". Không biết đây là điều được cho phép hay nhờ sự luồn lách, nhưng ít ra nhà báo cũng đã khéo léo cho độc giả biết ở "nước lạ", nơi mà Hà Nội đang đặt "niềm tin và hy vọng" vào, cũng đang có "tự diễn biến" ngay ở cấp cao nhất nhà nước.
Giới lãnh đạo CSVN lâu nay thường hay sao chép mọi bài học từ quan thầy Trung Quốc. Chẳng hiểu những Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, là những người đang tranh giành mấy cái ghế cao nhất trong đại hội đảng sắp tới, có học được gì từ sự "tự diễn biến" của ông Ôn Gia Bảo hay không, để may ra thoát khỏi tiếng xấu muôn thuở là những kẻ đã cõng quân Tàu về để chúng gặm nhấm đất nước từ lãnh thổ, đến kinh tế và văn hóa. Là những người chưa hề chứng tỏ được một tầm nhìn hay bản lĩnh nào, người ta tin rằng, họ rồi cũng chỉ thuộc loại như Phạm Văn Đồng, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh.... không biết gì hơn là dùng đất đai, biển đảo Việt Nam làm vốn thương lượng với Bắc Kinh để tiếp tục được bảo kê cho chiếc ghe quyền lực. Hiện tượng "Ôn Gia Bảo" có lẽ chỉ khiến họ thêm hoảng sợ về sự "tự diễn biến" trong nội bộ đảng mà nay họ vẫn đang thúc thủ, không có cách gì đối phó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét