2010/06/05

Đảng Việt Tân vận động chính giới Úc hỗ trợ cho chiến dịch Thủy - Nhân – Nghiên

Trong những năm gần đây, phong trào đấu tranh dân chủ trong nước đang tiến lên những bước mới và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng lúc đó, nhà cầm quyền độc tài Cộng sản Việt Nam cũng đã ra sức đàn áp các nhà đấu tranh trong nước. Nhiều nhà dân chủ, nhiều nhân sự đấu tranh, trong đó có rất nhiều nhà dân chủ nữ như các chị Lê Thị Công Nhân, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, hay chị Phạm Thanh Nghiên,… đã bị tù đày, đánh đập, vu cáo cho những tội danh sai trái một cách trắng trợn, bản thân họ và gia đình đang bị đẩy vào những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, khắc nghiệt.
Với tinh thần hải ngoại sát cánh với quốc nội đấu tranh không ngừng, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn thử thách, Đảng Việt Tân cùng với đồng bào Việt Nam tại địa bàn Úc châu đã liên tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ tinh thần và vật chất cho anh chị em trong nước, đồng thời cũng vận động được rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ và Chính giới Úc nhằm giải tỏa áp lực của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cũng như động viên tinh thần cho các nhà dân chủ.
Những vận động của Đảng Việt Tân và đồng bào tại Úc châu từ đầu năm 2010 trở lại đây đã thu được nhiều kết quả đáng kể.
Chính phủ liên bang Úc, thông qua Bộ Ngoại giao Úc và Tòa Đại sứ Úc tại Việt Nam, luôn quan tâm và đặt vấn đề dân chủ nhân quyền hay bày tỏ quan ngại với Nhà nước Cộng sản Việt Nam về tình trạng các nhà dân chủ trong nước bị đàn áp hay bị bắt giam. Đặc biệt, nhiều Dân biểu và Nghị sĩ Úc châu đã có những hành động bênh vực hay lên tiếng đòi hỏi thả tự do và tôn trọng nhân quyền đối với các nhà dân chủ Việt Nam.
JPEG - 30.5 kbThượng Nghị sĩ liên bang Gary Humphries
Thượng Nghị sĩ liên bang thuộc vùng Thủ đô ACT Canberra, ông Gary Humphries, là một trong những người lên tiếng sớm nhất, ông đã viết và gửi thẳng cho Thủ tướng CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng một lá thư yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do dân chủ. Lá thư đề ngày 21 tháng 4 năm 2010 có đoạn viết:
“…Là nước đã ký kết Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), Việt Nam đáng lý phải tôn trọng và phát huy quyền dân sự và chính trị của cá nhân, bao gồm cả nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được hưởng sự công bằng trong việc tố tụng và xét xử.
Hơn nữa, trong vai trò Chủ tịch của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam cần làm gương, dùng sự liêm chính và minh bạch, ngõ hầu cải thiện việc thực hiện Hiến chương ASEAN.
Tuy nhiên, sự thật cho thấy những điều này không hề xẩy ra. Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam đã tội phạm hóa việc “tuyên truyền chống Nhà nước”. Đây chính là sự mâu thuẫn trực tiếp với ICCPR, và bị sử dụng để bắt giữ cùng ngăn chặn các nhà hoạt động dân chủ ôn hòa…”
Đồng thời ông bày tỏ quan ngại sâu sắc về các trường hợp giam cầm sách nhiễu các nhà đấu tranh như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, phóng viên tự do Phạm Thanh Nghiên, luật sư Lê Thị Công Nhân hay Linh mục Nguyễn Văn Lý, và kêu gọi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho những vị này.
Ông Humphries là một chính trị gia Úc rất gần gũi với cộng đồng người Việt, luôn sốt sằng và nhanh chóng có những hành động hỗ trợ hết mình cho người Việt Nam.
JPEG - 3.7 kbDân biểu liên bang Luke Simpkins
Từ tiểu bang Tây Úc, Dân biểu liên bang Luke Simpkins cũng đã nhanh chóng lên tiếng trong một lá thư gửi Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết đề ngày 27 tháng 4 năm 2010. Vào ngày 31 tháng 5 năm 2010, ông còn đưa vấn đề đàn áp tự do dân chủ và tự do tôn giáo tại Việt Nam ra trình bày tại Quốc Hội liên bang Úc, cùng lúc đó vinh danh sự bền bỉ đấu tranh với cường quyền Cộng sản Việt Nam của Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Luke Simpkins lên tiếng đòi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải hành xử theo công ước quốc tế và thả tự do cho các nhà đấu tranh dân chủ. Ông cũng đã có lần kêu gọi trước Quốc Hội liên bang Úc cần có tiếng nói đòi thả tự do khi Linh mục Nguyễn Văn Lý đang còn bị giam cầm. Cũng như ông Gary Humphries, Dân biểu Luke Simpkins là vị dân biểu Úc rất gần gũi và được cộng đồng người Việt tại Tây Úc có nhiều cảm tình và thương mến.
Cuộc vận động tại Úc đòi thả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam được thực hiện khá mạnh mẽ và rộng rãi. Chính giới Úc từ nhiều tiểu bang và vùng lãnh thổ đã đồng loạt lên tiếng.
JPEG - 19.2 kbDân biểu liên bang Christopher Pyne
Từ tiểu bang Nam Úc - một cộng đồng vốn kiên định với con đường đấu tranh và hỗ trợ cho tự do dân chủ nhân quyền trong nước, Đảng Việt Tân và đồng bào cũng đã vận động được Dân biểu liên bang Christopher Pyne giúp sức. Ông Christopher Pyne không phải là người xa lại với người Việt tại đây; ông đã từ lâu nay có nhiều quan tâm giúp đỡ cộng đồng người Việt trong mọi lĩnh vực trong đó có cả các vấn đề hỗ trợ an sinh xã hội, chứ không chỉ về mặt tự do nhân quyền cho Việt Nam.
Dân biểu Christopher Pyne thuộc khu vực bầu cử liên bang Sturt, hiện đang là Bộ trưởng Đối lập về Giáo dục, Đào tạo và Học nghề. Ông đã viết một lá thư đề ngày 17 tháng 5 năm 2010 gửi cho Thủ tướng CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đòi hỏi trả tự do và chấm dứt sách nhiễu đàn áp các nhà đối kháng:
“… Một số trường hợp mà tôi biết được là:
Trần Khải Thanh Thủy, 49 tuổi, nhà văn đồng thời là nhà báo, người đã tích cực tham gia trong các chiến dịch chống tham nhũng. Bà đã bị bắt vào tháng 10 năm 2009 trên đường đến tham dự phiên tòa để ủng hộ các nhà hoạt động dân chủ. Bà đã bị kết án 3 năm rưỡi tù giam.
Phạm Thanh Nghiên, 33 tuổi, nhà hoạt động mạng và thành viên của Khối 8406, một mạng lưới ủng hộ dân chủ của các nhà bảo vệ nhân quyền. Bị bắt vào tháng 9 năm 2008 sau khi chỉ trích chính sách của chính phủ và kiến nghị để được tổ chức cuộc biểu tình ôn hòa. Cô hiện đang thi hành bản án 4 năm tù nhưng sau khi mãn hạn, phải chịu thêm 3 năm quản chế tại gia.
Lê Thị Công Nhân, 31 tuổi, luật sư về nhân quyền, bị buộc tội “phát tán tài liệu tuyên truyền chống phá Nhà nước”. Cô đã bị kết án 3 năm tù giam, đã ở tù 3 năm, và hiện đang bị quản chế tại gia.
Linh mục Thaddeus Nguyễn Văn Lý, 63 tuổi, Linh mục Công giáo, với mục tiêu và sứ mệnh nhằm tranh đấu cho tự do ngôn luận và tín ngưỡng. Ông bị buộc tội vì bất đồng chính kiến và phải chịu án 8 năm tù. Chỉ gần đây ông mới tạm thời được phóng thích để điều trị sức khỏe sau 3 lần bị đột quỵ trong tù.
Tôi được biết trên đây chỉ là một vài sự kiện điển hình trong nhiều trường hợp những người bất đồng chính kiến đang bị giam cầm vì ôn hòa thể hiện quan điểm chính trị. Tôi lên án sự kết tội độc đoán và kêu gọi Chính phủ Việt Nam hãy lập tức và vô điều kiện phóng thích tất cả nhà hoạt động đang bị cầm tù…”
Chắc chắn, một lần nữa với sự lên tiếng đúng lúc và hợp lòng người, ông Christopher Pyne sẽ có được thêm nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng người Việt Nam tự do tại tiểu bang Nam Úc.
JPEG - 3.7 kbDân biểu liên bang Bernie Ripoll
Khi nói đến các dân biểu liên bang Úc tham gia vào chiến dịch lên tiếng gây sức ép với nhà cầm quyền CSVN đang diễn ra này, không thể không nhắc tới ông Bernie Ripoll, Dân biểu liên bang thuộc khu vực bầu cử Oxley, tiểu bang Queensland. Ông cũng là người nhanh chóng lên tiếng khi được thông tin chi tiết về tình trạng bị bắt bớ giam cầm của các nhà đấu tranh dân chủ, đặc biệt là 3 vị nữ lưu Thủy – Nhân – Nghiên. Cũng như nhiều lần trước đây, ông đã gửi thẳng 1 lá thư tới Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng để bày tỏ các quan ngại của mình.
JPEG - 3.7 kbDân biểu liên bang Jason Clare
Ngoài ra, từ tiểu bang New South Wales, 2 vị dân biểu liên bang là ông Jason Clare, thuộc khu vực bầu cử Blaxland, và ông Chris Hayes thuộc khu vực bầu cử Werriwa cũng đã lên tiếng với Bộ trưởng Ngoại giao Úc, ông Stephen Smith, yêu cầu đặt vấn đề tự do nhân quyền với Nhà nước CSVN một cách cấp thiết và mạnh mẽ hơn nữa.
JPEG - 3.5 kbDân biểu liên bang Chris Hayes
Chiến dịch vận động Chính giới lên tiếng cho các nhà dân chủ Việt Nam không chỉ đang được tiến hành tại Úc Châu. Hiện nay nhiều Dân biểu, Nghị sĩ Hoa Kỳ và Âu Châu cũng đã đồng loạt lên tiếng về vấn đề này.
Đảng Việt Tân và đồng bào hải ngoại chắc chắn sẽ tiếp tục nỗ lực vận động, tiếp sức để tạo thành sức ép mạnh mẽ lên chế độ độc tài CSVN trước trường quốc tế, đồng thời lại là sức mạnh để những nhà đối kháng có thêm niềm tin tưởng và động viên để tiếp tục đi trên con đường dài đầy chông gai cho một tương lai Việt Nam tươi sáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét