Trung Tá Vũ Minh Trí
Lời giới thiệu: Chính vì tài liệu tố giác này mà Trung Tá Vũ Minh Trí bị tước mọi quân hàm sĩ quan vào đầu năm 2010.
BBT-WebVT
BBT-WebVT
— -
Tổng cục II - Vì ai nên nỗi?
Vũ Minh Trí
Tôi có hơn 21 tuổi quân, 18 tuổi Đảng, hơn 10 năm làm việc tại Tổng cục II – Bộ quốc phòng, đã suy giảm nghiêm trọng niềm tin vào nhiều cấp lãnh đạo, chỉ huy nhưng vẫn viết bài này vì hai lý do chính:
1/ Để thấy hết thực trạng Tổng cục II và căn nguyên của nó, cần cả một quá trình tìm hiểu khách quan, sâu rộng của nhiều cơ quan của quân đội, Đảng, Nhà nước song các cơ quan ấy không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu không lấy dân làm gốc, không dựa vào đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhất là số đã và đang công tác ở Tổng cục II. 2/ Thực trạng Tổng cục II cho thấy quân đội ta, Đảng ta, Nhà nước ta đang gặp phải hiểm hoạ vô cùng to lớn ngay từ bên trong, ngay ở bên trên; là người đã nhiều lần tuyên thệ trước Quân kỳ, Đảng kỳ, Quốc kỳ thì phải ra sức góp phần giúp Quân đội, giúp Đảng, giúp Nhà nước chống lại hiểm hoạ “tự diễn biến” ấy chứ không được hèn nhát, buông xuôi. “Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Mong sao ngoài các trang viết này, các ý kiến sẽ có thêm nhiều trang viết khác, nhiều ý kiến khác tới được với người có trách nhiệm và được sử dụng đứng đắn, có kết quả!
Thời gian gần đây, ngay trong Tổng cục II có nhiều ý kiến cho rằng Tổng cục II đang ở vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và toàn diện về lý luận, tư duy nghiệp vụ, phương châm, phương pháp, thủ đoạn, nề nếp, chế độ công tác, tổ chức lực lượng… Một số ý kiến khẳng định ở Tổng cục II, việc “lưu manh hoá”, “ngu hoá” Đội ngũ cán bộ khá triệt để, khiến Tổng cục II chẳng những không xứng là tai tỏ, mắt sáng của quân đội, của Đảng mà xét trên một số khía cạnh còn có vai trò như một khối u ác tính, trực tiếp đe doạ sự ổn định, đoàn kết, nhất trí trong quân đội, trong Đảng.
Bằng trải nghiệm 10 năm ở vị trí công tác xác thực. Theo tôi thì Tổng cục II rơi vào tình trạng hiện nay là chủ yếu và trước hết là do trong 10-15 năm trở lại đây, những kẻ yếu kém cả về phẩm chất lẫn năng lực đã cấu kết nhau, chui được vào, leo được lên nắm được hết vị trí chủ trì, chủ chốt của Tổng cục II và lợi dụng tính chất hết sức chuyên biệt của tình báo để mưu cầu lợi ích riêng bất chính. Vì lợi ích riêng bất chính đó chúng sẵn sàng làm việc phi nghĩa, phi pháp, sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của cách mạng, của dân tộc. Hiện chúng trở thành thù trong, còn nguy hiểm gấp mấy lần giặc ngoài. Với chúng, không thể phê bình mà phải quét sạch, cắt bỏ, diệt trừ.
Từ cái “Mầm Kết Tinh”
Chỉ một kẻ xấu không thể làm tê liệt, lũng đoạn hầu hết tổ chức Đảng, hầu hết cơ quan chính quyền của một ngành lớn, có truyền thống lâu dài và khá vẻ vang. Một mạng lưới sâu rộng gồm nhiều kẻ xấu cấu kết chặt chẽ với nhau mới làm được việc ấy. Nhưng để có một mạng lưới như vậy thì lúc đầu phải có kẻ làm “Mầm Kết Tinh ”.
Ở Tổng cục II, kẻ đó là Nguyễn Chí Vịnh. Nguyễn Chí Vịnh có xuất thân rất tốt, có tư cách tốt nhưng khi đi học lại không phải là trò ngoan. Người Việt duy tình, có vuốt mặt cũng nể mũi vậy mà Nguyễn Chí Vịnh – con một nhà lãnh đạo lừng danh của quân đội ta, Đảng ta – vẫn bị đuổi khỏi Trường đại học kỹ thuật quân sự vì vi phạm kỷ luật. Các vụ việc vi phạm kỷ luật của Nguyễn Chí Vịnh có nhiều người biết rõ và còn được kể lại mãi song hình như chẳng có ảnh hưởng gì tới sự thăng tiến của Nguyễn Chí Vịnh, khác hẳn trường hợp phó tổng cục trương Tổng cục du lịch Nguyễn Quốc Kỳ.
Về chính trị cách mạng và nghiệp vụ tình báo cách mạng, Nguyễn Chí Vịnh không giỏi song nhờ hoạt ngôn nên được nhiều người lầm tưởng là giỏi. Có rất nhiều cách để xác nhận điều này: cho Nguyễn Chí Vịnh làm bài kiểm tra, đọc các nghị quyết, kế hoạch công tác, công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn … mà Nguyễn Chí Vịnh là tác giả, đồng tác giả, chủ biên, chủ nhiệm; đọc các bản ghi lại bài nói của Nguyễn Chí Vịnh; đánh giá một cách khách quan, chặt chẽ kết quả và hiệu quả công tác của Tổng cục II trong những năm dưới quyền Nguyễn Chí Vịnh…
Nhiều năm qua, Nguyễn Chí Vịnh duy trì được vị thế “chủ trò”. ở Tổng cục II vì có sự vượt trội về xuất thân, quan hệ, tư chất… và đặc biệt là vì rất giỏi khống chế cấp dưới, o bế, mua chuộc cấp trên, thâu tóm quyền lực.
- Nguyễn Chí Vịnh
Với cấp dưới, Nguyễn Chí Vịnh khống chế bằng quyền lợi như cho chức quyền, bổng lộc, nhận người thân vào làm việc trong ngành kết hợp với đe doạ, truy bức (nếu cần)… Các phần sau sẽ trình bày rõ hơn, cụ thể hơn về điều này.
Với cấp trên (bao gồm cấp trên trực tiếp, cấp trên không trực tiếp và cơ quan chức năng của cấp trên), Nguyễn Chí Vịnh thường dùng câc thủ đoạn bắc cầu từ quan hệ cũ sang quan hệ mới, thêm thắt, sử dụng tin tức, tài liệu để hù doạ những nguy cơ đối với nội bộ, nội địa và đối với bản thân cấp trên, dùng lợi ích (chủ yếu là lợi ích cá nhân, gia đình) để tiếp cận, mua chuộc, dùng tỳ vết để đe nẹt, khống chế… Ví dụ:
1- Tổng cục II chỉ là đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng, Đảng uỷ Tổng cục II chỉ là một đảng uỷ trực thuộc Đảng uỷ quân sự trung ương vậy mà đầu năm 2008, lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II đã làm một việc chắc chưa hề có tiền lệ với các bộ, ngành, tỉnh, thành là sau Hội nghị trung ương, mời các uỷ viên trung ương tới dự tiệc chiêu đãi;
2-Thời gian qua, Tổng cục II đã bỏ qua tiêu chuẩn, thu hút, tiếp nhận con cháu rất nhiều cán bộ cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước như Lê Đức Anh, Lê Văn Dũng, Phùng Khắc Đăng, Nguyễn Huy Hiệu, Vũ Tuyên Hoàng, Bùi Văn Huấn, Nông Đức Mạnh, Phạm Hồng Lợi, Cao Tiến Phiếm, Nguyễn Hồng Quân, Phạm Văn Trà, Đỗ Quang Trung… Vào đào tạo ở Học viện khoa học quân sự, làm việc trong Tổng cục II (việc mà thời trước hầu như không có), biến Học viện khoa học thành tụ điểm xấu (năm 2004, một học viên là cháu ruột Bộ trưởng Bộ nội vụ Đỗ Quang Trung đã tự tử vì vay nặng lãi cử một học viên khác là con chính uỷ Học viện kỹ thuật quân sự Hoàng khánh Hưng, không thể trả).
1/ Gần đây Nguyễn Chí Vịnh giao cho một cơ quan trực thuộc tổng cục tưởng Tổng cục II nhiệm vụ tổ chức thu thập thông tin, lập hồ sơ về nhiều cán bộ cấp cao ngoài Tổng cục II trong khi Tổng cục II không hề có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra, kiểm tra Đảng đối với các tổ chức, cá nhân bên ngoài Tổng cục II.
2/ Cuối tháng 10 – 2008, Nguyễn Chí Vịnh lấy cớ ngày thành lập Tổng cục II để mời trung tướng, tư lệnh Quân khu II Đỗ Bá Tỵ và các cán bộ lãnh đạo, chỉ huy khác của Quân khu II tới dự tiệc tại trụ sở Tổng cục II; một số cán bộ Tổng cục II khẳng định việc làm này là để đón trước khả năng trung tướng Đỗ Bá Tỵ lên làm Tổng tham mưu trưởng…
Không phải ngẫu nhiên mà Tổng cục II có nhiều ý kiến cho rằng những năm qua, Nguyễn Chí Vịnh đã “qua mặt”, đã “lừa”. được hầu hết lãnh đạo cấp cao của Quân đội, Đảng, Nhà nước, thậm chí “bỏ túi”. Được các vị Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, Phạm Văn Trà, Lê Văn Dũng, Nguyễn Huy Hiệu, Phạm Văn Long…
Một số người còn ở Tổng cục II, Nguyễn Chí Vịnh đã một tay che lấp cả bầu trời, khiến người ta không còn nhìn thấy ánh sáng đạo đức, ánh sáng văn minh của Đảng, của Bác Hồ. Nguyễn Chí Vịnh đặc biệt thu tóm hết quyền lực về tay mình. Việc Nguyễn Chí Vịnh cố giữ cả hai vị trí Tổng cục trưởng và Bí thư Đảng uỷ tổng cục, khiến Tổng cục II trở thành đầu mối cuối cùng trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên gắn với chế độ một người chỉ huy theo quy định (tới tháng 9-2008 mới có chính uỷ), việc 2006 Bộ tham mưu Tổng cục II được thành lập song tới nay tất cả các cơ quan tham mưu - chỉ đạo về nghiệp vụ tình báo ( gồm Cục 71 và các phòng 72,73 B,C,E) vẫn trực thuộc Nguyễn Chí Vịnh, nằm ngoài Bộ tham mưu, việc Nguyễn Chí Vịnh tự tiện sửa tên gọi “Ban chỉ đạo điệp báo tổng cục” (mà Nguyễn Chí Vịnh là trưởng ban), việc Nguyễn Chí Vịnh trực tiếp nắm tất cả các mặt hoạt động, công tác hoạt động quan trọng nhất của Tổng cục II mà không giao cho các cấp phó cho thấy rõ điều đó. Hệ quả mà lâu nay lãnh đạo tập thể ở Tổng cục II chỉ còn là hình thức, “Ban chỉ đạo điệp báo tổng cục” đã trở thành một nhóm siêu quyền lực, đứng trên Đảng uỷ, Thường vụ đảng uỷ tổng cục và trên thực tế, cả Tổng cục II lẫn các điệp báo của Tổng cục II đều không có tham mưu trưởng đúng như chức trách, nhiệm vụ của chức danh này.
Những Mạng Lưới của cái Xấu đã hình thành và lây lan sâu rộng…
Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu. Ở Tổng cục II, từ cái “mầm kết tinh”. Là Nguyễn Chí Vịnh, những mạng lưới của cái xấu đã hình thành và lây lan sâu rộng thành tầng tầng lớp lớp.
Lớp thứ nhất chủ yếu gồm những “chiến hữu”., “tiểu đệ”. Thời đi học của Nguyễn Chí Vịnh, nổi bật là: Phạm Ngọc Hùng (thiếu tướng, uỷ viên thường vụ đảng uỷ, phó tổng cục trưởng), Nguyễn Minh Tân (đại tá, phó tổng cục trưởng), Trần Việt Thắng (đại tá, đảng uỷ viên phó chính uỷ Tổng cục), Phan Anh Việt (đại tá, đảng uỷ viên Tổng cục, cục trưởng cục 12), Nguyễn Anh Dũng (đại tá, chủ nhiệm chính trị tổng cục), Trần Quốc Minh (đại tá, chính uỷ cục 16, có em ruột là em cột chèo của Nguyễn Chí Vịnh), Vũ Công Hoạch (đại tá, phó cục trưởng cục 16 có anh ruột là anh rể Nguyễn Chí Vịnh), Đỗ Anh Tuấn (đại tá, phó chánh văn phòng tổng cục) … Lớp thứ hai gồm những kẻ Nguyễn Chí Vịnh thu nạp khi bắt đầu có vị trí chủ trì, chủ chốt trong Tổng cục II, nổi bật là: Trần nam Phi (trung tướng, nguyên phó bí thư Đảng uỷ, phó Tổng cục trưởng về chính trị), Đặng trí Dũng (đại tá, phó giám đốc Học viên khoa học quân sự, em ruột vợ Nguyễn Chí Vịnh), Phan sĩ Minh (đại tá, phó cục trưởng cục 16), Đặng Văn Đồng (thượng tá, phó chỉ huy trưỡng trung tâm 701), Nguyễn Trọng Hải (đại tá,trưởng khoa Điệp báo chiến lược bất hợp pháp- Học viên khoa học quân sự), Nguyễn Quang Hải (trung tá, phó cục trưởng cục 12, em họ vợ Nguyễn Chí Vịnh), Nguyễn Tến Bắc (đại tá, trưởng phòng C), Phan Hải Quân (thiếu tướng, viện trưởng Viện 70), Tô Xuân Bang (đại tá, trưởng phòng B), Bùi Xuân Khiển (đại tá, chỉ huy trưởng Trung tâm 701), Bùi Xuân Khang (đại tá, cục trưởng Cục 71), Dương Văn Tước (thượng tá, trưởng phòng Bảo vệ an ninh – Cục chính trị), Đỗ Hồng Anh (đại tá, trưởng phòng Quân huấn – nhà trường thuộc Bộ tham mưu), Hà Ngọc Quỳnh (đại tá, viện trưởng Viện 501), Phan Văn Việt (đại tá, cục trưởng Cục 11), Nguyễn Xuân Long (đại tá, phó chủ nhiệm chính trị Tổng cục), Trần Hồng Thanh (đại tá, cục trưởng Cục hậu cần), Đỗ Đông Phú (đại tá, trưởng phòng Tài chính) …. Vì nhiều kẻ trong số trên vốn là thuộc cấp của Nguyễn Chí Vịnh hồi ở Công ty TOSECO (một tổ chức bình phong kinh tế của Tổng cục II) nên nhiều người vẫn gọi Tổng cục II là “Tổng cục TOSECO”..
Gặp môi trường thuận lợi, tế bào ung thư tự lây lan rất nhanh, khiến khối u ngày càng to và ác tính. Từ lớp thứ nhất, lớp thứ hai đã sản sinh ra nhiều lớp nữa, kết quả ở Tổng cục II tồn tại hàng loạt mạng lưới có quy mô, phạm vi, lĩnh vực, mức độ ảnh hưởng khác nhau song đều theo chiều hướng xấu, chúng mặc sức phát tác, đã làm tê liệt, lũng đoạn hầu hết tổ chức Đảng, hầu hết cơ quan chính quyền trọng yếu của Tổng cục II. Bao trùm lên tất cả chúng vẫn là Nguyễn Chí Vịnh.
Những kẻ trong lớp ấy, các mạng lưới ấy đặc biệt là những kẻ giữ vị trí trọng yếu có hai đặc điểm chung.
1- Thứ nhất về năng lực. Chúng vốn chỉ là học sinh, sinh viên, học viên, cán bộ, sĩ quan … bình thường, không thể hiện được sự nổi trội so với bạn bè, đồng nghiệp, không qua đào tạo chính quy, dài hạn, tập trung về chính trị cách mạng và nghiệp vụ tình báo cách mạng, không thật sự kinh qua hoạt động đấu tranh cách mạng, kể cả trên lĩnh vực tình báo song vào Tổng cục II, đầu quân dưới trướng Nguyễn Chí Vịnh thì lập tức thăng tiến rất nhanh. Ví dụ: Phạm Ngọc Hùng vốn là trợ lý dưới mức trung bình ở Viện công nghệ quân sự nhưng sang Tổng cục II thì từ thiếu tá lên trung tá, trung tá lên thượng tá, thượng tá lên đại tá, đại tá lên thiếu tướng đều chỉ mất 2 năm (trong khi niên hạn của mỗi cấp tá là 4 năm), chưa đầy 10 năm đã nhảy từ vị trí trợ lý lên phó tổng cục trưởng, uỷ viên thường vụ Đảng uỷ, thành viên “Ban chỉ đạo điệp báo” của Tổng cục.
2- Đặng Trí Dũng vốn là học sinh chậm tiến, học kém, thi trượt đại học phải đi làm công nhân lao động xuất khẩu ở Đông Âu nhưng vào Tổng cục II đã liên tục được thăng quân hàm trước niên hạn, chưa dầy 10 năm đã từ vị trí trợ lý lên đến cục trưởng Cục 16, mới đây được bổ nhiệm phó giám đốc Học viện khoa học quân sự.
3– Nguyễn Minh Tân vốn là cán bộ kỹ thuật bình thường ở một nhà máy sửa chữa xe tăng – thiết giáp nhưng sang Tổng cục II đã thăng tiến nhanh, cuối năm 2007 được đề bạt từ trưởng phòng 73 lên phó tổng cục trưởng tuy không phải là đảng uỷ viên của Tổng cục.
4– Trần Việt Thắng, Trần Quốc Minh, Nguyễn Tiến Bắc, Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Quang Hải, Vũ Công Hoạch, Bùi Xuân Khiển, Phan Anh Việt, Dương Văn Tước … cũng được thăng quân hàm trước niên hạn một vài lần.
Chắc chắn rằng trong lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam 50 năm trở lại đây chưa có ai lên cấp, lên chức nhanh như Nguyễn Chí Vịnh, Phạm Ngọc Hùng, Đặng Trí Dũng, kể cả các anh hùng đánh đông dẹo bắc, lập nhiều chiến công lớn,các bộ trưởng, thứ trưởng, tổng tham mưu trưởng, chủ nhiệm Tổng cục chính trị … Vậy mà Nguyễn Chí Vịnh, Phạm Ngọc Hùng, Đặng Trí Dũng, Nguyễn Minh Tân, Trần Việt Thắng, Trần Quốc Minh, Nguyễn Tiến Bắc, Nguyễn Quang Dũng, Vũ Công Hoạch, Bùi Xuân Khiển, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Trọng Hải, Đặng Văn Đồng … là những Phù Đổng Thiên Vương trong tình báo, những thiên tài tình báo bẩm sinh hay tình báo là lĩnh vực quá dễ dàng, không cần học tập, rèn luyện nhiều, không cần năng khiếu vẫn có thể làm tốt ?
Có nhiều kẻ từng bộc lộ lưu manh về kinh tế, chính trị, sinh hoạt, từng không hoàn thành nhiệm vụ thể hiện sự yếu kém về năng lực hoặc vi phạm tiêu chuẩn của đảng viên, cấp uỷ viên song vẫn được bao che, trọng dụng. Ví dụ:
1– Nguyễn Trung Hòa từng bị kết án hình sự song vẫn được thu nhận vào Tổng cục II, Năm 2003 được bổ nhiệm phó trưởng phòng A khi mới là đại uý, chưa qua đào tạo đầy đủ về điệp báo (trong khi phòng A là phòng tham mưu điệp báo trọng yếu nhất của tổng cục, trực thuộc tổng cục trưởng và tổng cục còn rất nhiều cán bộ cấp thượng tá, đại tá chỉ là trợ lý).
2– Nguyễn Trọng Hải năm 2001 là phó trưởng phòng ở Cục 16, nghe tin ở Trường đại học ngoại thương Hà Nội xuất hiện tờ rơi liền ngông nghênh đi xe biển xanh vào trường, lấy tư cách cán bộ tình báo để dậm doạ hiệu trưởng Nguyễn Thị Doan, gây xôn xao dư luận, lại có một cơ sở mật làm tình báo nội bộ bị lực lượng an ninh của ta bắt giữ song năm 2002 vẫn được được đề bạt trưởng phòng, năm 2003 lên phó cục trưởng, năm 2008 chuyển sang làm trưởng khoa điệp báo chiến lược bất hợp pháp – Học viện khoa học quân sự tuy trình độ mới chỉ là cử nhân điệp báo;
3– Phan Sĩ Minh là phó cục trưởng Cục 11, kiêm trưởng phòng 10 (đảm trách địa bàn Tây Nguyên) của Cục 11, không hoàn thành nhiệm vụ, để cấp trên hai lần bất ngờ trước các vụ động loạn quy mô lớn ở Tây Nguyên, bị kỷ luật song lại được điều ra Hà Nội làm phó chỉ huy trưởng Trung tâm 701 (tương đương phó phó cục trưởng), sau đó vào lại Cục 11 làm phó cục trưởng, mới đây quay ra Hà Nội làm phó cục trưởng Cục 16;
4– Trần Quốc Minh năm 2005 có vợ làm ở một doanh nghiệp Nhà nước phạm tội tham ô, đã bị công an ta bắt giữ song vẫn được đưa vào danh sách ầu cử Đảng uỷ cục 16, sau đó trúng cử và trở thành uỷ viên thường vụ, cuối năm 2008 được bổ nhiệm chính uỷ…
Thứ hai là về phẩm chất. Chúng đã và đang bộc lộ rõ ràng, nhiều khi rất công nhiên, trắng trợn, tác phong tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, sự hám danh, hám lợi đến mức bệnh hoạn, lối sống hưởng lạc, xa hoa, lãng phí ghê gớm, không hề mang bản chất của giai cấp công nhân, hoàn toàn trái ngược các tiêu chuẩn của đạo đức cách mạng, không xứng đáng là người lao động, người công dân lương thiện chứ chưa nói gì đến người đảng viên cộng sản, người quân nhân cách mạng. Đặc điểm này có thể nhận ra ngay trong đời thường, bằng con mắt bình thường: chúng xây dựng công sở, mua sắm trang thiết bị làm việc, sinh hoạt, đi lại cho riêng chúng tiện nghi hơn, hiện đại hơn các cán bộ cấp tương đương và cả cấp cao hơn trong quân đội, chúng bôi nước hoa thơm phức, mặc thường phục sang trọng, dùng điện thoại di động, đeo đồng hồ, dây chuyền… rất đắt tiền, hút thuốc lá, uống rượu hảo hạng; chúng ở trong những ngôi nhà riêng trị giá nhiều chục tỉ đồng; gia đình chúng có mức sống cao gấp hàng trăm, hàng ngàn lần những người mà chúng vẫn gọi là đồng chí, đồng đội, đồng bào…
Chúng đều xuất thân từ gia đình sĩ quan, công chức, công nhân, nông dân, vậy những của cải ấy, chúng lấy ở đâu ra? Chắc chắn rằng chúng chỉ có thể lấy từ công quỹ, tức là lấy tiền của dân của nước.
Tại sao Công ty TOSECO, Phòng 9 – Cục 12, Cục 15 … - những cơ quan, đơn vị từng là “cái nôi”. Đào tạo ra nhiều cán bộ chủ trì, chủ chốt, từng được biết đến như những điển hình tiên tiến xuất nhắc nhất của Tổng cục II đặc biệt là đơn vị có nhiều tiền ngân sách – lại sớm bị giải thể trong khi nhiều cơ quan, đơn vị khác vốn bị coi là èo uột, là yếu kém vẫn giữ được phiên hiệu ? Không còn nghi ngờ gì nữa, sau khi xây dựng, sử dụng các cơ quan, đơn vị này như là công cụ để bòn rút công quỹ, để ngụy tạo công lao, thành tích cho mình, chúng đã tìm cách xoá bỏ để thủ tiêu tang chứng. Nhiều người cho rằng tới đây Trung tâm 701 và Đoàn K3 cũng sẽ bị giải thể như vậy.
Tại sao Trần Việt Thắng, Trần Quốc Minh, Nguyễn Quang Dũng… từng bỏ những vị trí công tác hoàn toàn phù hợp theo ngành nghề được đào tạo và là “mơ ước” đối với hầu hết ạn bè cùng học để ra ngoài quân đội rồi sau đó lại nhảy vào quân đội nhưng là làm một chỗ khác, đó là Tổng cục II ? Tại sao ở tuổi 30 – 40, có công ăn việc làm ổn định ở bên ngoài mà Vũ Công Hoạch, Nguyễn Tiến Bắc … vẫn nhảy vào Tổng cục II? Bởi vì với chúng, quân đội nói chung, Tổng cục II nói riêng chỉ là mảnh đất màu mỡ để thâm canh, thu hoạch những lợi ích riêng bất chính.
Hiện ở Tổng cục II, đặc biệt là ở Cục 16 có dư luận vừa qua vì chơi chứng khoán mà Đặng Trí Dũng mất khoảng 100 tỉ đồng, Trần Quốc Minh mất hơn 200 tỉ đồng và một phần lớn số tiền đó là tiền ngân sách, Dư luận này là không phải là không có cơ sở, cần được khẩn trương làm rõ.
Chính là lãnh đạo, chỉ huy cấp cao của tình báo song lại phô trương hình thức, hám danh, hám lợi đến bệnh hoạn, bất chấp lẽ phải và dư luận, bất chấp nguyên tắc bí mật của tình báo. Ví dụ:
1/ Sau khi Chính phủ ra nghị định 162/2005 “Quy định thi hành pháp lệnh tình báo đối với lực lượng tình báo Việt Nam”. Trong đó ó nội dung cho những người làm tình báo chiến lược ở Tổng cục II – Bộ quốc phòng và Tổng cục V – Bộ công an hưởng phụ cấp đặc biệt từ 15 đến 20% lương chính, Tổng cục V đã mau chóng triển khai thực hiện theo hướng cấp chức càng thấp, mức phụ cấp càng cao, Tổng cục II thì bàn đi tính lại mãi mới triển khai theo hướng ngược lại.
2/ Trước đây, kỷ niệm chương của Tổng cục II chỉ có một loại, dành tặng người công tác trong ngành trên 10 năm, hoàn thành tốt nhiệm vụ song năm 2007, Tổng cục II lại đưa ra kỷ niệm chương mới gồm 2 loại – loại màu vàng để tặng chỉ huy Tổng cục, chỉ huy các đầu mối trực thuộc Tổng cục, cán bộ là tiến sĩ, thạc sĩ tình báo và chính trị, loại màu trắng để tặng chỉ huy các đầu mối dưới một cấp và các cử nhân tình báo; sau đó, do trong Tổng cục có nhiều dư luận phản đối, Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ đã đổi tên gọi “kỷ niệm chương”. Thành “phù hiệu”, thay đổi chút tiêu chuẩn cấp phát và kết quả hiện nay có rất nhiều người mặc quân phục, đeo “ phù hiệu” có chữ “TBQP – GDDI” ( viết tắt chữ “tình báo quốc phòng” bằng tiếng Việt và tiếng Anh) tham gia giao thông, xuất hiện ở những nơi công cộng.
3/ Chúng đã vận động được Bộ giáo dục – đào tạo mà cụ thể là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Nguyễn thiện Nhân chấp nhận đặc cách cho Tổng cục II trong việc xét phong học hàm, học vị, chúng đang ráo riết tổ chức xây dựng hồ sơ đề nghị xét phong (trong đó có nhiều yếu tố chắc chắn là giả mạo) và rất có thể tới đây sẽ có hàng loạt lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II và lãnh đạo, chỉ huy các đầu mối trực thuộc Tổng cục II được đặc cách phong học hàm, học vị, mặc dù từ trước tới nay không hê làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, không đáp ứng được tiêu chuẩn chung nhất của học hàm, học vị (ví dụ về trình độ ngoại ngữ, về số lượng công trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã làm chủ nhiệm hoặc thành viên), học hàm, học vị đó thì hoàn toàn mang tính hình thức, không hề cần thiết cho công việc.
4/ Đầu năm 2008, chúng kéo một đoàn ra Trường Sa “làm việc” và cắt của cán bộ, công nhân viên trong Tổng cục một ngày lương, nói là để ủng hộ Trường Sa; “làm việc” về, các thành viên trong đoàn đều được khen thưởng đột xuất.
5/ Trên mặt tiền trụ sở Tổng cục II ở đường Phạm Hùng – huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội, Chúng gắn hàng chữ “Tổng cục tình báo” rất to, khiến nhiều người đi đường trông thấy phải tò mò, chỉ trỏ (trong khi bề ngoài Tổng cục II – Bộ công an ở đường Nguyễn Văn Huyên – quận Cầu Giấy không hề có dấu hiệu nào cho thấy đó là cơ quan tình báo).
Trong mươi năm trở lại đây, Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ hô hào “giảm bộc lộ, tăng thực lực”., thậm chí còn khẳng định bằng nghị quyết Đại hội đảng bộ tổng cục và nhiều văn bản quan trọng khác rằng đây là phương châm đầu tiên trong bốn phương châm của Tổng cục II, song trên thực tế sự phô trương, hình thức, hám danh, hám lợi của chúng khiến Tổng cụcII bộc lộ hơn bao giờ hết về tất cả các mặt. Sự bộc lộ ấy là một trong những nguyên nhân chính khiến thời gian qua đã có tới hàng trăm tổ chức và cá nhân giả danh, giả dạng là thuộc Tổng cục II để thực hiện các hành vi lừa đảo (trong khi với Tổng cục V – Bộ công an, tình trạng này rất hiếm gặp).
Nếu những năm qua Đảng uỷ quân sự trung ương và bộ trưởng Bộ quốc phòng lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo Tổng cục II nghiêm túc, chặt chẽ, trước hết là hai vấn đề chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả sử dụng lực lượng, phương tiện, tài chính thì chắc chắn những mạng lưới của cái xấu ở Tổng cục II không thể hình thành và lây lan sâu rộng đến như vậy.
Những cán bộ tốt mau chóng bị vô hiệu hoá bị triệt tiêu, thậm chí bị nhuộm đen…
Tổng cục II vốn có không ít người tốt, được cán bộ, đảng viên, quần chúng tín nhiệm song họ đã bị Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ vô hiệu hoá, triệt tiêu, thậm chí “nhuộm đen”. Một cách mau chóng bằng nhiều thủ đoạn thâm độc. Ở đây chỉ nêu ra một vài thủ đoạn chính của chúng.
Một là tách khỏi công việc, tách khỏi các mối quan hệ, đẩy vào vị trí không phù hợp sở trường, đẩy về hưu, dùng lợi ích của cá nhân, gia đình để mua chuộc, khống chế, dùng khuyết điểm đã mắc phải để đe nẹt. Ví dụ:
1– Với đại tá Đào Văn Phê (nguyên trưởng phòng cán bộ) năm 1999 chúng đưa đi làm phó cục trưởng về chính trị của Cục 25, năm 2000 đẩy về là phó chỉ huy trưởng Trung tâm nghiên cứu khoa học tình báo thuộc học viện khoa học quân sự, tới năm 2004, khi trung tâm này nâng thành Viện 501 trực thuộc Tổng cục thì chúng đẩy xuống làm trợ lý nghiên cứu;
2– Với đại tá Nguyễn Ngọc Liên (nguyên trưởng phòng cán bộ); năm 2000 chúng đưa đi làm phó cục trưởng về chính trị ở Cục 16, năm 2003 rút lên làm phó chủ nhiệm chính trị Tổng cục, vài tháng sau lại đẩy ra làm cán bộ biệt phái ở Ban bảo vệ chính trị nội bộ trung ương.
3– Với đại tá Trần Đình Lý (nguyên phó Viện trưởng Viện 70); năm 2000 chúng đẩy ra làm cán bộ biệt phái ở Cơ quan A47 trung ương, Nưm 2007,vì cơ quan này giải thể nên chúng phải rút về Viện 70 xếp làm trưởng phòng.
4– Với thiếu tướng Đào Quang Cát (nguyên phó bí thư Đảng uỷ, phó tổng cục trưởng về chính trị), thiếu tướng Trần Tiến Cung (nguyên phó tổng cục trưởng), trung tướng Lê Hải Anh (nguyên phó tổng cục trưởng) và một số cán bộ chủ trì, chủ chốt đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu khác; chúng dùng các thủ đoạn như tung tin xấu hoặc lật lại sai phạm về đất đai để hạ uy tín, bịt miệng…
Với những người giữ vị trí chủ trì, chủ chốt trong Tổng cục II nhưng không cùng phe cánh với chúng, chúng cũng áp dụng thủ đoạn tương tự. Ví dụ:
1- Với thiếu tướng Nguyễn Hồng Thanh (nguyên phó bí thư Đảng uỷ, phó tổng cục trưởng về chính trị) chúng đẩy ra khỏi Ban thường vụ đảng uỷ ngay giữa nhiệm kỳ, để làm phó tổng cục trưởng “ngồi chơi xơi nước”. rồi nghỉ hưu;
2– Với thiếu tướng Lê Hoài Thanh (nguyên đảng uỷ viên, phó tổng cục trưởng) chúng ép về nghỉ trước tuổi,
3– Với thiếu tướng Nguyễn Phú Lợi (nay là trung tướng, nguyên giám đốc Học viện quân sự); chúng đẩy ra làm phó giám đốc Học viện quốc phòng.
4– Với thiếu tướng Phạm Thanh Lân (nay là trung tướng,nguyên bí thư Đảng uỷ, cục trưởng Cục 25); chúng đẩy ra làm cục trưởng Cục đối ngoại – Bộ quốc phòng.
5– Với đại tá Vũ Quang Miện (nguyên bí thư Đảng uỷ, cục trưởng Cục 11), chúng điều đi làm cục trưởng Cục 71, làm tham mưu trưởng Tổng cục rồi ép về nghỉ hưu trước tuổi;
6– Với đại tá Đặng Thành Tiên (nguyên đảng uỷ viên Tổng cục, bí thư Đảng uỷ,cục trưởng cục 16); chúng điều đi làm giám đốc Học viện khoa học quân sự.
7– Với đại tá Trần Đình Chiến (nguyên uỷ viên thường vụ Đảng uỷ, phó cục trưởng Cục 16), chúng điều đi làm viện trưởng Viện 26thuộc Cục 25 rồi đẩy xuống làm trợ lý;
8– Với đại tá Nguyễn Văn Dương (nguyên phó bí thư Đảng uỷ, phó cục trưởng về chính trị Cục 16); chúng điều đi làm chủ nhiệm chính trị rồi làm trưởng khoa ở Học viện khoa học quân sự.
9– Với đại tá Đinh Văn Tiếp (nguyên phó giám đốc Học viện khoa học quân sự), chúng đẩy xuống làm hiệu trưởng Trường phổ thông bán công Trần Quốc Tuấn rồi đẩy tiếp xuống làm trợ lý;
10– Với đại tá Chu Ngọc Nho (nguyên đảng uỷ viên,phó giám đốc Học viện khoa học quân sự)chúng đẩy đi làm tùy viên quân sự ở Trung Quốc…
Chúng áp dụng được thủ đoạn trên vì tình báo có những tính chất chuyên biệt (ví dụ: đòi hỏi cao về sự bí mật, cự ly, đơn tuyến; công việc rất chuyên sâu; điệp viên, tình báo viên cũng có thể phong hàm thiếu tướng), vì đa số cán bộ trung cấp, cao cấp của Tổng cục II, có người thân, thậm chí có nhiều người thân làm việc trong tổng cục vì nhiều vị lãng đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước đã bị chúng tiếp cận, lừa mị, tranh thủ, lợi dụng, bản thân chúng thì nắm trong tay rất nhiều “bổng lộc”. để đem ra ban phát, mặc cả (đất đai, nhà cửa, công ăn việc làm cho người thân của cán bộ, cấp bậc chức vụ, vị trí công tác ở nước ngoài, khả năng kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ cho cán bộ)…
Hai là mượn danh cấp trên để hù doạ. Chúng xuyên tạc văn bản, phát ngôn của cấp trên để khiến mọi người hiểu rằng Tổng cục II được làm tình báo nội bộ, nội địa, được cấp trên tin tưởng tuyệt đối, bản thân chúng thì rất được cấp trên tin cậy, trọng dụng, coi là chỗ dựa. Những nội dung bất lợi cho chúng trong các văn bản, phát ngôn của cấp trên thì chúng lờ đi, không phổ biến, quán triệt. Chúng mời bằng được tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng Bộ quốc phòng… tới thăm Tổng cục II, và sau mỗi chuyến thăm ấy,chúng lại tuyên truyền rầm rộ, trên diện rộng về sự “tin tưởng”, “ưu ái”, “đánh giá cao” mà lãnh cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước (đặc biệt là hai vị Nông Đức Mạnh, Phạm Văn Trà) tới thăm ngành, tới làm việc với lãnh đạo, chỉ huy của ngành tăng một cách bất thường. Những năm gần đây, ở Tổng cục II có một nghịch lý là cứ mỗi lần lãnh đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước tới thăm và làm việc với Tổng cục thì nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng lại càng thêm buồn bã, chán nản.
Gần đây, có bốn sự việc khiến nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng ở Tổng cục II:
1/ Năm 2006, Đại hội đại biểu đảng bộ quân đội đã ra nghị quyết trong đó có chỉ rõ cả yếu kém, khuyết điểm đầu tiên lẫn bài học kinh nghiệm đầu tiên của Đảng bộ quân đội nhiệm kỳ 2001-2006 là công tác nắm và đánh giá tình hình;
2/ Cuối tháng 4-2008, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng không tới dự lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Tổng cục II;
3/ Cuối tháng 5-2008, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh tới làm việc trong diện hẹp với lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II nhưng trước, trong và sau chuyến thăm, Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ không hề có hoạt động tuyên truyền, cổ động nào (điều này trái hẳn với thông lệ);
4/ Tháng 9-2008, hàng chục cán bộ quân đội có chức vụ thấp hơn hoặc tương đương được thăng quân hàm thiếu tướng, trung tướng, cục trưởng Cục 25-Tổng cục II Đỗ Văn Nghị cũng được thăng quân hàm thiếu tướng vậy mà ở Tổng cục II, phó chính uỷ Trần Việt Thắng, phó tổng cục trưởng Nguyễn Minh Tân đều không được thăng quân hàm thiếu tướng, phó tổng cục trưởng Lưu Đức Huy thì chỉ được bổ nhiệm chính uỷ Tổng cục mà không được thăng quân hàm trung tướng. Người ta tự hỏi phải chăng lãnh đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước đã phần nào nhận ra bản chất, thủ đoạn xấu xa của Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ, phần nào thấy được tình trạng yếu kém, khủng hoảng của Tổng cục II. Sau đó người ta lại băn khoăn là nếu đúng như thế thì sao lãnh đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước không khẩn trương làm rõ bản chất thủ đoạn xấu xa ấy và có biện pháp xử lý phù hợp.
Ba là “ngu hoá” cán bộ một cách có hệ thống. Tình báo là một trong những hoạt động mang tính xã hội xuất hiện sớm nhất, hiện nay đã đạt tới trình độ rất cao. Tài liệu nghiên cứu, tham khảo về tổ chức và hoạt động tình báo Việt Nam (đặc biệt tình báo cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản) và tình báo các nước rất phong phú, thậm chí còn có thể nói rằng không có nghề nào mà việc làm nghề được sách báo, phim ảnh mô tả nhiều như nghề tình báo song Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ không nghiêm túc nghiên cứu để kế thừa, phát huy, phát triển, vận dụng mà tự “sáng tạo” ra thêm một số phương châm, phương thức, hình thức tổ chức sử dụng lực lượng, cách làm … không phù hợp, thậm chí còn cản trở việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tình báo và bắt mọi người phải thừa nhận, phải chạy theo để rồi bị mắc kẹt giữa một mớ bòng bong cả về lý luận lẫn về thực tiễn. Ví dụ: Chức năng “tham mưu chiến lược” của tình báo, phương châm “dựa vào dân mà tìm địch”, quan niệm “địa bàn trong nước là chủ yếu”, “địa bàn trong nước là quan trọng, sống còn”, các khái niệm “tình báo hành động”, “cán bộ mật”, “cán bộ hoạt động”, “tổ trưởng điệp báo địa bàn”, “cứ điểm” và “cứ điểm trưởng” của điệp báo chiến lược bất hợp pháp, “quan hệ liên minh đặc biệt” của điệp báo chiến lược bất hợp pháp hướng X…
Chúng bố trí những người chưa thật sự kinh qua thực tế tổ chức và hoạt động hoặc vốn không làm được việc, vi phạm khuyết điểm ở đơn vị làm công tác nghiên cứu, giảng dạy tình báo, đặc biệt trên lĩnh vực điệp báo chiến lược bất hợp pháp. Chúng tổ chức hoạt động tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận rất rầm rộ, tốn kém, huy động sự tham gia của hàng ngàn người song về cơ bản là mang tính hình thức. Vì vậy, sản phẩm của quá trình nghiên cứu, giảng dạy tình báo ngày càng suy giảm chất lượng. Hồ Chí Minh đã dạy từ tháng 8-1949: “tình báo là một khoa học” song đến nay, chỉ cần xem qua tên gọi, mục lục các luận án tiến sĩ, thạc sĩ tình báo, các giáo trình đào tạo cử nhân tình báo, các công trình, đề tài tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học của Tổng cục II cũng có thể thấy trình độ tri thức khoa học của Tổng cục II chẳng những ở trình độ rất thấp mà còn sai lầm, chệch hướng rất nghiêm trọng.
Có lẽ vì thế mà thời gian vừa qua lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II quy chụp chuyên đề “Xác định rõ đối tượng tình báo, nhận thức đầy đủ bản chất chủ yếu của đối tượng tình báo, tập trung nhằm vào các đối tượng tình báo chủ yếu, các mục tiêu tình báo quan trọng”, (phục vụ đề tài “Tổng kết điệp báo chiến lược bất hợp pháp của tình báo quốc phòng Việt Nam” Của Tổng cục II do chính Nguyễn Chí Vịnh làm chủ Nhiệm) là chệch hướng, sai trái, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, chống Đảng, chống quân đội, chống Tổng cục II song lại giấu biệt chuyên đề này đi, không đưa toàn văn ra để các hội đồng khoa học, các tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền, tổ chức quần chúng… nghiên cứu, làm rõ phải trái, đúng sai.
Việc Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ tác oai, tác quái hàng chục năm qua mà không hề bị vạch mặt, chỉ tên, đấu tranh, ngăn chặn một cách thật sự từ nội bộ Tổng cục II cho phép khẳng định tất cả cán bộ, công nhân viên của Tổng cục II hiện nay không đủ năng lực và phẩm chất, thậm chí còn cho phép khẳng định cán bộ của Tổng cục II càng có cấp chức cao thì càng không đáng tin cậy, trước hết là về chính trị. Nếu có đủ năng lực, họ đã phát hiện ra bản chất và thủ đoạn xấu xa của Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ. Nếu có đủ cả phẩm chất, họ sẽ đứng ra đấu tranh, ngăn chặn chúng ngay ở nội bộ, sẽ tố cáo chúng với cấp trên mà không nề hà nguy hiểm. Đáng buồn là động cơ cá nhân đã làm mờ đi, thậm chí làm thui chột tính chiến đấu, tính nguyên tắc của người cộng sản, đã khiến mấy ngàn cán bộ, công nhân viên của Tổng cục II co lại để tư lợi. Một vài người có đơn thư gửi cấp trên thì nội dung cũng chỉ xuất phát từ, chỉ liên quan đến quyền loqị cá nhân, những sự vụ vụn vặt nên không thu hút được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên, quần chúng trong tổng cục, không thuyết phục, giúp đỡ được cấp trên.
Cuồng vọng nguy hiểm và hệ lụy nghiêm trọng
Từ bấy dến nay, đặc biệt là trước các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, trong Tổng cục II thường rộ lên dư luận về sự “phát triển” của Nguyễn Chí Vịnh, nào là tạm đi Quân khu 4, Quân khu 7 làm tư lệnh, phó tư lệnh về chính trị, nào là sang Tổng cục chính trị làm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, nào là lên bộ làm thứ trưởng, nào là ra Bộ công an làm bộ trưởng, thứ trưởng, nào là vào trung ương, vào Bộ chính trị, là nguồn tổng bí thư … Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ mong ngóng điều đó vì như vậy, tất cả chúng càng có cơ “phát triển”. Rất may là tớ nay điều đó chưa xảy ra !
Ở Tổng cục II, một số người ít hiểu biết về thuật phong thuỷ cho rằng việc tại trụ sở mới của Tổng cục ở đường Phạm Hùng – huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội, án ngữ ngay cổng chính là một trụ đá chống trời còn tượng đài Hồ Chí Minh với chiến sĩ tình báo thì bị đẩy sang trái, ở trước nhà nghỉ, ở bên hông nhà ăn cho thấy một cách đầy đủ, rõ ràng cuồng vọng của Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ. Nếu để ý rằng ở các công sở như Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Học viện chính trị và hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện quốc phòng, Học viện hậu cần, tượng đài Bác đều được đặt ngay trước mặt tòa nhà chính, tại vị trí trang trọng nhất, thoáng đãng nhất thì sẽ thấy ý kiến trên không phả là không có cơ sở.
Vì cuồng vọng ấy mà Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ đã lèo lá hầu hết lực lượng, phương tiện của Tổng cục II làm sai chức năng, nhiệm vụ tập trung vào làm tình báo nội bộ, nội địa, thực chất là làm an ninh, phản gián.
Muốn lập “công” lớn, muốn lưu danh sử sách nhưng biết mình không đủ sức nhằm vào các mục tiêu tình báo quan trọng của các đố tượng tnhf báo chủ yếu như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, chúng lại quay ra nhằm cắn vào các thàng tố trong hệ thống chính trị ở nước ta, trực tiếp gây nên tình trạng nghi kị, chia rẽ, rối ren. Chúng đã hù doạ cấp trên là “các phần tử cơ hội, hữu khuynh rất đa dạng: trẻ - già, đương chức, nghỉ hưu, sơ, trung-cấp cao, lộ mặt-giấu mặt… Chúng có hầu hết khắp các địa bàn, các cấp, các ngành, các giới… Mối quan hệ giữa chúng rất chằng chịt, tinh vi, khó nhận biết. Có dấu hiệu nhiều kẻ còn chìm rất sâu, không ít kẻ hiện đang nắm cương vị rất cao trong hệ thống chính trị, có kẻ bị tình báo nước ngoài (chủ yếu là CIA) câu móc mua chuộc, khống chế. Tìm ra đủ yếu tố để vạch mặt, chỉ tên từng đối tượng là nhiệm vụ cực kỳ cấp thiết nhưng cũng rất khó khăn của tình báo”, đã thu nhập, tạo dựng thông tin về hàng ngàn cán bộ quân – dân – chính đảng, trong đó có hàng trăm người từ cấp uỷ viên trung ương trở lên như Nguyễn Văn An, Nguyễn Mạnh Cầm, Lê Văn Châu, Võ Văn Cường, Phan Diễn, Phạm Thế Duyệt, Lê Văn Dỹ, Huỳnh Đảm, Trần Đình Đằng, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Tự Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Hoàng Hà, Lê Thanh Hải, Hoàng Trung Hải, Trần Hòa, Vũ Quốc Hùng, Võ Đức Huy, Trần Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng, Phan Văn Khải, Phạm Gia Khiêm, Vũ Khoan, Võ Văn Kiệt, Phan Như Lâm, Nguyễn Đình Lộc, Hồ Xuân Mãn, Vũ Mão, Chu Huy Mân, Nguyễn Ánh Minh, Mai Văn Năm, Nguyễn Thị Kim Ngân, Hồ Nghinh, Trần Minh Ngọc, Lê Khả Phiêu, Ksor Phước, Nguyễn Phong Quang, Nguyễn Quyết, Trương Tấn Sang, Lê Hoàng Quân, Trần Trọng Tân, Nguyễn Bá Thanh Nguyễn Phúc Thanh, Võ Viết Thanh, Đoàn Duy Thành, Nguyễn Văn Thuận, Ngô Yên Thy, Nguyễn Khánh Toàn, Ma Thanh Toàn, Phan Văn Trang, Nguyễn Ngọc Trìu, Trần Văn Truyền, Nguyễn Văn Tự, Nguyễn Ty, Lê Danh Xương, song thử hỏi hàng mấy chục năm qua chúng đã vạch trần được bao nhiêu tên cơ hội, hữu khuynh? Chúng dựng lên hồ sơ về nhóm T4 (Trần Bạch Đằng, Trần Văn Giàu, Trần Trọng Tân, Trần Văn Tạo) có âm mưu đưa miền Nam ly khai thành một nước với lá cờ nền vàng sao đỏ, chúng đi đầu trong việc quy kết Sơn Tùng và nhóm Chiếu ngõ văn, Ngô Thức và nhóm Dịch học… là cơ hội, cấp tiến hữu khuynh, phản động, là người của địch khiến nhiều điểm chưa đồng thuận ở nội bộ, nội địa đáng ra có thể trao đổi để đi tới đồng thuận, nhất trí trên cơ sở lợi ích chung của dân tộc, của cách mạng trở nên bất đồng hơn, thậm chí còn đi tới đối kháng. Chúng thu thập, báo cáo nhiều tin xấu về hàng loạt trí thức có tên tuổi như Nguyễn Đình Đầu, Tương Lai, Trần Du Lịch, Nguyễn Ngọc Trân song về cơ bản những tin đó đều không xác thực. Cả Việt kiều về nước làm ăn như Charles Đức, Đinh Hữu Đức, Nguyễn Ngọc Mỹ, Hà Tôn Vinh, công dân Việt Nam ra nước ngoài làm ăn như Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Cảnh Sơn, Nguyễn Nhật Tiến, Võ Nguyên Tuệ, Phạm Nhật Vượng lẫn công dân Việt Nam làn ở trong nước như Trương Gia Bình, Huỳnh Phi Dũng, Mai Kiều Liên đều bị chúng nghi ngờ, theo dõi quy chụp thử hỏi chúng đã chứng minh được ai trong số đó là phản bội, phản động, là người của tình báo Mỹ ? Đi vào nội bộ bạn Lào, bạn Campuchia thì chúng cũng nghi ngờ theo dõi quy chụp hàng loạt các vị lãnh đạo cấp cao như Nu-hắc Phum-xa-vẳn, Ô-sa-Căn Thăm-mạ-thê-va, Xổm-xà-vạt Lềnh-xạ-vắt, Thoong-xing Thăm mạ vông(của Lào), Hun Sen, Chia Sim Sô Khênh (của Campuchia) là thân Mỹ, thân Trung Quốc, thân Thái Lan, chống Việt Nam song thử hỏi điều đó có bao nhiêu phần trăm là sự thật ?
Dường như ai không ủng hộ Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ thì đều bị bọn chúng quy chụp là địch, là người của tình báo Mỹ, đều bị chúng vu cáo,bôi nhọ,lật đổ. Chúng vừa hô hào “bảo vệ tổng bí thư là bảo vệ Đảng”. vừa tìm mọi cách, dùng mọi thủ đoạn –nkể cả những cách, những thủ đoạn xấu xa nhất, bỉ ổi nhất – để đánh thẳng vào tổng bí thư Lê Khả Phiêu, chống lại việc tổng bí thư Lê khả Phiêu tái cử. Chúng bảo “lật án”. Là đòn nham hiểm bậc nhát mà thế lực thù địch do Mỹ đứng đầu nhằm vào cách mạng nước ta song với các hành động nhằm vào Nguyễn Mạnh Cầm, Phan Diễn, Trần Bạch Đằng, Võ Nguyên Giáp, Lê Khả Phiêu, Trương Tấn Sang, Trần Trọng Tân, Võ Viết Thanh, Võ Thị Thắng… thì chúng xứng đáng là bậc thầy về “lật án”.. Chúng chính là kẻ phất cao cờ đỏ để chống lại cờ đỏ.
Nhiều người ở Tổng cục II rất lo ngại khi thấy giữa thời bình, khả năng xảy ra chiến tranh đã được Đảng nhận định qua mấy kỳ đại hội là không có mà Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ lại xây dựng lực lượng trinh sát bộ đội nằm trong đội hình Cục quân báo rồi Cục tình báo vốn chỉ ở cấp tiểu đoàn thời chống Pháp, chống Mỹ, cấp trung đoàn thời chiến tranh hai đầu biên giới phía Bắc và phía Tây Nam lên thành 3 đoàn “tình báo hành động” là K3,74,94 cả ba đều có quy mô cấp lữ đoàn (đoàn trưởng được thăng quân hàm tới đại tá), đề do tay chân thân tín nhất của Nguyễn Chí Vịnh nắm, đều đóng ở các đô thị lớn bậc nhất của đất nước, đều triển khai nhiều hoạt động điệp báo và đều được trang bị các vũ khí, trang thiết bị đặc chủng, trong đó có mấy chục xe thiết giáp.
Họ tự hỏi: “Tình báo hành động” thực chất là gì? Tại sao các đoàn “tình báo hành động” đó lại quy mô lớn như vậy trong khi quy mô lực lượng trinh sát bộ đội của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng chỉ ở cấp tiểu đoàn? Chúng nhằm vào đối tượng tác chiến nào? Rõ ràng lo ngại của họ không phải là vô cớ.
Vì cuồng vọng ấy mà Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ đã tìm mọi cách tiếp cận, tranh thủ, lợi dụng lãnh đạo cao nhất của quân đội, Đảng, Nhà nước. Chúng hiểu rõ đó là cách có hiệu quả cao nhất để nhảy vọt, đi tắt, đón đầu, đốt cháy giai đoạn trong việc thăng quan – phát tài của chúng. Hiện trong Tổng cục II có nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ đã rất thành công đối với tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên cố vấn ban chấp hành trung ương đảng Lê Đức Anh, nguyên bộ trửng Bộ quốc phòng Phạm Văn Trà, chủ nhiệm Tổng cục chính trị Lê Văn Dũng, thứ trưởng Bộ quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu, đã sử dụng được năm vị này làm chỗ dựa, làm cái ô che chủ yếu cho các việc làm phi nghĩa, phi pháp của chúng. Người ta suy giảm niềm tin vào lãnh đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước và nêu ra nhiều nghi vấn, thắc mắc. Ví dụ:
1– Để làm công tác tham mưu tác chiến cần nắm được ba nội dung là tình hình địch, tình hình ta và điều kiện chiến trường, trong đó tình hình địch luôn được nói tới đầu tiên trong các kế hoạch tác chiến, quyết tâm chiến đấu của người chỉ huy quân sự các cấp, vậy thì tại sao lại đưa Cục tình báo ra khỏi Bộ tổng tham mưu, nâg nó lên thành Tổng cục tình báo và duy trì mãi hình thức tổ chức này bất chấp sự phản đối từ nhiều cán bộ cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước, cả đương chức lẫn đã nghỉ hưu ? Không có tình báo, không trực tiếp chỉ huy tình báo liệu Bộ tổng tham mưu và tổng tham mưu trưởng. có còn bao hàm đầy đủ ý nghĩa như tên gọi ? (lưu ý rằng dự thảo tổng kết 50 năm công tác tham mưu chiến lược của Bộ tổng tham mưu cũng ghi rõ rằng Bộ tổng tham mưu đã sai lầm khi đồng ý cho Cục tình báo tách ra khỏi Bộ tổng tham mưu);
2– Công tác cán bộ trong quân đội vốn rất chặt chẽ vì yêu cầu về phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghiệp vụ … đối với cán bộ là cao, chức vụ và cấp bậc luôn gắn liền với nhau, cấp bậc thì có niên hạn và tất cả đã được luật hoá, vậy nhờ ai mà những kẻ có nhiều tỳ vết, yếu kém cả về phẩm chất lẫn về năng lực như Nguyễn Chí Vịnh, Phạm Ngọc Hùng, Đặng Trí Dũng, Nguyễn Minh Tân, Trần Việt Thắng, Trần Quốc Minh, Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Trọng Hải, Nguyễn Quang Hải, Đặng Văn Đồng, Nguyễn Tiến Bắc lại thăng quan tiến chức nhanh như thế ?
3– Tại sao năm 2001 Phạm Văn Trà lại ký nghị quyết 182 của Thường vụ đảng uỷ quân sự trung ương, cho phép Tổng cục II một cơ quan trực thuộc Đảng uỷ quân sự trung ương và bộ trưởng Bộ quốc phòng – trực tiếp báo cáo tin tức với tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ thay vì để Đảng uỷ quân sự trung ương hoặc bộ trưởng Bộ quốc phòng báo cáo? Trong số các cơ quan cấp tương đương Tổng cục II của Bộ quốc phòng và Bộ công an có cơ quan nào được phép báo cáo như vậy không?
4– Tại sao năm 2006 Phạm Văn Trà lại ký văn bản cho phép tổng cục trưởng Tổng cục II – một người không phải là uỷ viên trung ương, uỷ viên Đảng uỷ quân sự trung ương ký quyết định thăng quân hàm cho cán bộ tới cấp trung tá trong khi tư lệnh các quân khu, quân chủng (đa phần là uỷ viên trung ương, uỷ viên Đảng uỷ quân sự trung ương) lúc đó chỉ được ký quyết định thăng quân hàm cho cán bộ tới cấp thiếu tá?
5– Tại sao 10 -15 năm qua đã để xẩy ra các vụ việc rất nghiêm trọng như vụ T4, vụ A10,vụ Sáu Sứ đã để cấp trên hai lần bất ngờ trước các hành động gây rối quy mô lớn ở Tây Nguyên, bất ngờ trước vụ Lý Tống, bất ngờ trước nhiều sự kiện quan trọng ở các nước, đã có nhiều cán bộ chủ trì, chủ chốt bị kỷ luật thậm chí bị đưa ra xét sử đã không lám tốt nhiệm vụ lắm âm mưu thủ đoạn các đối tượng tình báo, mục tiêu tình báo đối với dân tộc ta, cách mạng nước ta hầu như đã không có thêm cá nhân nào lập chiến công mới được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân mà tháng 4-2008 Tổng cục II vẫn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân? Suy cho cùng thì danh hiệu ấy cần cho ai? Lưu ý rằng với tình báo đặc biệt là với điệp báo do sự ci phối của yêu cầu cự li, đơn tuyến trong tổ chức hoạt động mà số cá nhân Anh hùng luôn nhiều hơn hẳn số tập thể Anh hùng và cả thời chống Pháp, thời chống Mỹ lẫn thới chiến tranh hai đầu biên giới ngành tình báo quân sự đều chưa được phong tặng danh hiệu Anh hùng tuy đã có hàng chục đơn vị Anh hùng, hàng trăm cá nhân Anh hùng. Cũng cần nói thêm là trong tổng cục II đang có dư luận rằng vừa qua Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ đã bỏ rất nhiều tiền để “chạy Anh hùng”.
Trong thời gian qua tác giả của bài viết này đã gửi 5 lá đơn tơi Đảng uỷ quân sự trung ương,thủ trưởng bộ Quốc Phòng thậm chí với cả Uỷ ban kiểm tra trung ương, kiến nghị những vấn đề không chỉ trực tiếp liên quan danh dự,sinh mệnh chính trị và sự an toàn của mình – một cán bộ trung cấp của Quân đội, cua Đảng – mà còn trực tiếp liên quan chất lượng chính trị,chất lượng nghiệp vụ khả năng hoàn thành chức năng,nhệm vụ của tổng cục II – một cơ quan cơ mật trọng yếu của Quân đội,của Đảng, của Nhà nước, liên quan viêc chấp hành nguyên tắc tổ chức, hoạt động của quân đội,của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảng uỷ quân sự trung ương, thủ trưởng Bộ quốc phòng và Ủy ban kiểm tra trung ương, thủ trưởng Bộ quốc phòng và Ủy ban kiểm tra tra trung ương đã chậm trễ, hời hợt trong việc xem xét, giải quyết, uỷ viên thường vụ Đảng uỷ quân sự trung ương Lê Văn Dũng còn ký, một văn bản gửi Uỷ ban kiểm tra trung ương – Đảng uỷ quân sự trung ương thì không trực tiếp gặp gỡ, lấy ý kiến của các tổ chức đảng, tổ chức chính quyền cấp cơ sở nơi tác giả bài viết này công tác và ý kiến của cán bộ có nhiều năm công tác trong ngành tình báo quân sự, đặc biệt là các cán bộ do tác giả bài viết này giới thiệu theo đề nghị của chính Tổ công tác mà còn gợi ý lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II và tác giả bài viết này cùng kết thúc vụ việc… Việc này cùng với những việc đã nêu ở trên cho thấy rất rõ rằng Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ thật sự là những mầm bệnh vô cùng nguy hiểm, chẳng những làm hư hỏng hết cơ quan tình báo chiến lược về quân sự - tai mắt của quân đọi, của Đảng, của Nhà nước, nếu không mau chóng quét sạch, cắt bỏ, diệt trừ thì hậu quả thật khôn lường.
Vì cuồng vọng ấy mà Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ đã phớt lờ, bẻ cong nhiều nguyên tắc, yêu cầu, quy chế, quy định… của quân đội, Đảng, Nhà mước và bản thân tình báo.
Các văn bản có tính pháp quy của quân đội, Đảng, Nhà nước đều xác định Cục tình báo – Bộ tổng tham mưu trước kia, Tổng cục II – Bộ quốc phòng hiện nay là “cơ quan tình báo quân sự”, “Lực lượng tình báo thuộc Bộ quốc phòng”, ấyvậy chúng lại công khai gọi Tổng cục II là Tổng cục tình báo quốc phòng, lại mổ xẻ khái niệm “quốc phòng”. Theo ý chúng để xây dựng tổ chức, triển khai hoạt động trên mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực nội địa, nội bộ và các lĩnh vực có thể nói là không gắn gì với công tác quân sự, quốc phòng. Chúng lừa dối cấp trên, gửi lên nhiều “tin tình báo”. Không rõ nguồn tin, trường hợp thu tin, không khẳng định được độ xác thực của nội dung thông tin, trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất và cũng gây tác hại nhất là tin về nội bộ. Tin có nội dung xấu về người này thì chúng gửi cho người khác, gây nên sự nghi kỵ, chia rẽ, rối ren. Rất nhiều thông tin là do chúng thêm thắt, ngụy tạo nhằm vu cáo, bôi nhọ, lật đổ. Thậm chí chúng còn trực tiếp hoặc gián tiếp (sử đụng những “cộng tác viên”kiểu như Đặng Đình Loan) phát tán ra diện rộng một số thông tin loại này, chẳng hạn thông tin về Võ Nguyên Giap, về Nguyễn Nam Khánh. Năm 2001, trước Đại hội IX của Đảng, bị tố cáo là làm tình báo nội bộ sai nguyên tắc, chúng liền tổ chức chụp lại dưới dạng file máy tính rồi tiêu huỷ các văn bản tin tức, tài liệu có liên quan để xoá dấu vết, đề phòng tình hình diễn biến theo hướng bất lợi cho chúng. Sau đó chúng vẫn duy trì tổ chức và hoạt động thu thập, xử lý, báo cáo tin tức về nội bộ. Loại tin này được gọi là tin riêng, được chuyển lên Nguyễn Chí Vịnh qua ban A của cục điệp báo, qua Phòng 73 của Tổng cục mà không qua phòng nghiên cứu tổng hợp của cục điệp báo, không qua cả Viện 70 của Tổng cục là các cơ quan có chức năng xử lý tin tức. Ở các phòng điệp báo, cục điệp báo còn có tâm lý coi trọng tin riêng hown các tin khác. chúng quả là “đánh chết, nết không chừa”.
Cần nói thêm rằng chức năng, nhiệm vụ vủa cơ quan tình báo chiến lược về quân sự đã được quân đội, Đảng, Nhà nước xác định rất rõ ràng. Nếu hiểu đúng chức năng, nhiệm vụ ấy và là cán bộ, đảng viên, quần chúng tốt thì người ta sẽ không bao giờ cung cấp tin tức tình báo nội bộ cho Tổng cục II. Về cơ bản, chỉ có hai loại người thu thập, cung cấp tin tức tình báo nội bộ cho Tổng cục II:
1– Những người có trình độ nhận thức yếu kém, hiểu sai chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục II.
2– Những người hiểu đúng chức năng của Tổng cục II nhưng muốn thông qua, muốn dựa vào Tổng cục II để thực hiện riêng. Rõ ràng là với nguồn tin như vậy thì nội dung thông tin rất khó mà chuẩn xác.
Chúng núp bóng nguyên tắc nghiệp vụ, yêu cầu nghề nghiệp để bẻ cong các mặt công tác tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thi đua – khen thưởng, chính sách … theo bảo đảm nguyên tắc bí mật, bảo đảm yêu cầu cự ly, đơn tuyến, tinh gọn vậy mà chúng liên tục xáo trộn đội ngũ cán bộ theo chiều ngang, tới tận cấp thấp nhất là cán bộ hoạt động (có cán bộ mật chỉ trong dăm ba năm mà đã ‘qua tay”. Cả chục cán bộ hoạt động). Hiện ở Tổng cục II có nhiều cán bộ từng giữ vị trí chủ trì, chủ chốt ở 2/4, thậm chí ¾, 4/4, cục điệp báo chiến lược bất hợp pháp (và tương đương) của tổng cục, ví dụ: Phan Sĩ Minh (trưởng phòng ở Cục 12, phó cục trưởng Cục 11, phó chỉ huy trưởng Trung tâm 701 rồi phó cục trưởng Cục 16), Nguyễn Quang Hải (phó phòng ở Cục 11, trưởng phòng ở Cục 16 rồi phó Cục 12), Trần Bá Dũng (trưởng phòng ở Cục 12, phó cục trưởng Cục 11chỉ huy trưởng Trung tâm 701, cục trưởng Cục 11 rồi cục trưởng Cục 16), Phan Văn Việt (phó cục trưởng Cục 12 rồi cục trưởng Cục 11), Trần Tiến Phương (phó phòng ở các Cục 15,16,12, trưởng phòng ở Trung tâm 701)… Trong hơn 8 năm Nguyễn Chí Vịnh làm tổng cục trưởng, rất nhiều vị trí chủ trì, chủ chốt ở Tổng cục II liên tục bị thay đổi người nắm giữ; ở đây chỉ nêu ví dụ với vị trí chủ trì tổng cục và chủ trì các đầu mối trực thuộc tổng cục; phó tổng cục trưởng về chính trị (nay là chính uỷ) – 3 người, chủ nhiệm chính trị Tổng cục – 4 người, chánh văn phòng Tổng cục, - 3 người cục trưởng Cục 16 – 5 người, cục trưởng Cục 11 – 3 người, cục trưởng Cục 25 – 3 người, Chỉ huy trưởng Trung tâm 701 – 4 người, cục trưởng Cục 71 – 3 người, phó giám đốc về chính trị (nay là chính uỷ) Học viện khoa học quân sự - 5 người, phó cục trưởng về chính trị (nay là chính uỷ) Cục 16 – 4 người, phó cục trưởng về chính trị (nay là chính uỷ) Cục 25 – 4 người, trưởng phòng 73 – 5 người, trưởng phòng C – 4 người, phó chủ nhiệm chính trị Tổng cục – 9 người (biên chế thường xuyên là 2), phó chánh văn phòng Tổng cục – 5 người (biên chế thường xuyên là 1), đoàn trưởng Đoàn K3 – 3 người, đoàn trưởng Đoàn 74 -3 người, đoàn trưởng Đoàn 94 – 4 người … Có nhiều cấp uỷ bị chúng điều chuyển công tác quá nửa, thậm chí là toàn bộ cấp uỷ viên, có nhiều cán bộ bị chúng điều chuyển không theo quy hoạch. Ví dụ:
1– Đại hội đại biểu đảng bộ khoa học quân sự tháng 10 – 2005 bầu Đảng uỷ gồm 13 người, Đảng uỷ bầu Ban thường vụ gồm 4 người, đến nay, mới qua nửa nhiệm kỳ mà số thay mới với Đảng uỷ là 9/13, với Ban thường vụ đã là 3/4 (trong đó có bí thư);
2– Đại hội đại biểu đảng bộ cục 16 cuối năm 2005 bầu Đảng uỷ gồm 13 người, Đảng uỷ bầu Ban thường vụ gồm 4 người, đến nay cũng mới qua nửa nhiệm kỳ mà số thay mới với Đảng uỷ là 9/13, với Ban thường vụ đã là 3/4 (trong đó có bí thư, phó bí thư), vị trí bí thư và một vài vị trí khác đã thay tới lần thứ ba. Chúng còn bẻ cong cả quyết định của trên. Được biết năm 2004 trên có quyết định giải thể Cục 15 cả về tổ chức Đảng lẫn tổ chức chính quyền để sát nhập vào Cục 16, song chúng lại phổ biếnlà trên có quyết định giải thể cả hai cục 15, 16 để thành lập Cục 16 mới; trên cơ sởđó, chúng giải thể luôn các tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền của Cục 16 rồi thành lập các tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền mới, trong đó có số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Cục 15 cũ (là người của chúng) chiếm phần lớn vị trí chủ trì, chủ chốt. Khi ấy nhiều ý kiến cho rằng Cục 15 đã “đảo chính thành công”. Đối với Cục 16.
Cái tủ để yên thì vẫn là cái tủ, vẫn đựng được đồ. Nếu tháo lắp, di chuyển nhiều lần thì gỗ có tốt đến đâu, cái tủ vẫn không tránh khỏi lung lay, xộc sệch rồi biến thành đống củi. Qua sự “luân chuyển”.của Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ, những “cái tủ cán bộ”. ở Tổng cục II đã thật sự hư hỏng, không dùng được nữa.
Chúng làm điệp báo nhưng không tổ chức xây dựng điệp viên, tình báo viên mà nghĩ ra khái niệm “cán bộ mật”, “cán bộ diện B” để đưa từ bên ngoài quân đội vào tổ chức điệp báo hàng ngàn người mà nếu xét theo nguyên tắc, yêu cầu của điệp báo chiến lược thì hoàn toàn không có khả năng điệp báo (đặc biệt là về mặt quân sự). Phần lớn số này là người thân quen của chúng. Với các “cộng tác viên mật”cũng có tình trạng tương tự. Điều kỳ lạ là trong số “cán bộ mật”, “cộng tác viên mật” đó có rất nhiều người đang làm việc trong các cơ quan quân – dân – chính – đảng của ta, một số người còn là cán bộ cấp cục –vụ - viện trở lên. Trên khắp thế giới, từ xưa tới nay, chỉ có chúng làm điệp báo chiến lược mà không xây dựng điệp viên, tình báo viên. Hiện ở các cơ quan tham mưu, chỉ đạo, bảo đảm, các nhà trường, viện nghiên cứu của Tổng cục II có hàng trăm “cán bộ mật”, “cán bộ diện B” như vậy trong khi hàng trăm sĩ quan trung, cao cấp đã tốt nghiệp các học viện, nhà trường quân sự, đã kinh qua thực tiễn hoạt động quân sự, vốn thuộc “diện A”, vốn làm công tác tham mưu, chỉ đạo, bảo đảm, nghiên cứu, giảng dạy tình báo, nhiều người còn được đào tạo thêm về ngoại ngữ, kinh tế, khoa học - công nghệ, đã có một số năm công tác ở nước ngoài… lại bị chúng đẩy ra “diện B” để ngồi chơi xơi nước. Có thể nói dự lãng phí nhân lực ở Tổng cục II là hết sức to lớn.
Chúng dùng tổ chức và hoạt động điệp báo làm bình phong, dùng kế hoạch điệp báo làm công cụ chủ yếu để bòn rút công quỹ. Có thể khẳng định trong 10 năm trở lại đây, tất cả các kế hoạch điệp báo có mức kinh phí đáng kể của Tổng cục II đều ít nhiều mắc sai phạm về mặt kinh tế, tài chính. Nếu thanh tra, kiểm tra, kiểm toán một chác chặt chẽ, chắc chắn sẽ phát hiện ra nhiều vụ tham nhũng lớn, nhiều tên tham nhũng lớn.
Trên thực tế Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ đã biến Tổng cục II thành cái ao nhà ở đó điều lệnh, chế độ của quân đội, điều lệ, quy chế, quy định của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước đều bị chúng biến báo theo hướng có lợi cho chúng. Chúng đã xô đổ nguyên tắc – chỗ dựa, chỗ bấu víu cuối cùng của cấn bộ, đảng viên, quần chúng, đã vô hiệu hoá khá triệt để các cấp uỷ Đảng và các cơ quan chính trị trong công tác lãnh đạo, công tác Đảng – công tác chnhs trị liên quan việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, đã làm tê liệt, lũng đoạn phần lớn tổ chức Đảng, phần lớn cơ quan chính quyền ở Tổng cục II.
Vì cuồng vọng ấy mà Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ đã đẩy Tổng cục II vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, hữu danh vô thực khiến quân đội và Đảng có như lãng, có mắt như mờ.
Trong lịch sử của mình, đây là lúc cơ quan tình báo chiến lược về quân sự có tổ chức với quy mô lớn nhất (gấp hàng chục lần thời chống Mỹ), có lực lượng đông đảo bậc nhất, có cơ sở vật chất - kỹ thật và cơ sở pháp lý đầy đủ nhất, thuận lợi nhất, có mấy chục phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân tình báo (điều mà mấy chục năm trước không hề có và có lẽ Việt Nam là nước mà tỉ lệ thạc sĩ, cử nhân tình báo quân sự trên tổng số dân cao nhất thế giới), mấy trăm trợ lý nghiệp vụ giỏi (được công nhận ở các kỳ thi ở cấp cục và cấp tổng cục), có cả ngàn sĩ quan cấp cao (với gần một chục sĩ quan cấp tướng), có những tài liệu mang những cái tên rất kêu như “Những vấn đề cơ bản về lý luận và nghệ thuật tình báo Việt Nam” (tháng 4-1997), “Lý luận và nghệ thuật điệp báo chiến lược bất hợp pháp của ngành tình báo quân sự Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, (tháng 4-1007), “Những bài học kinh nghiệm của 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của điệp báo chiến lược bất hợp pháp trong ngành tình báo quốc phòng Việt Nam”, (tháng 10-1999), “Giáo trình lý luận nghệ thuật điệp báo bất hợp pháp”, (gồm 4 tập, năm 2002), “Tổng kết 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Tình báo quốc phòng Việt Nam (năm 2005)”, “Chiến lược tình báo quốc phòng những năm đầu thế kỷ 21 (tới năm 2020)” (tháng 1-2006), có hàng chục đề tài, công trình “nghiên cứu khoa học”. đủ để xét đặc cách phong học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ cho vài chục cán bộ chủ tri, chủ chốt, lại đang ở trong môi trường hoạt động có thể nói là rất thuận lợi – nước ta có quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với tất cả các nước – song công tác chẳng những không phát triển mà còn có nhiều bước thụt lùi. Tổng cục II đã lộ liễu dính chùm hơn bao giờ hết, đã trở nên rệu rã, hủ hoá cả về chính trị lẫn nghiệp vụ, thật sự trở thànhmột cái bong bóng xà phòng và đang chực vỡ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Việc Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ liên tục đưa ra và thường xuyên nhấn mạnh các “nguy cơ” đe doạ Tổng cục II cả từ bên ngoài lẫn ở nội bộ, nội địa càng cho thấy Tổng cục II đang rất yếu kém. Nếu thật sự mạnh về chính trị và nghiệp vụ, thật sự làm tốt chức năng, nhiệm vụ, Tổng cục II đã chẳng phải sợ hãi điều gì, đã chẳng cần dẫn ra các “nguy cơ ” để biện minh, lấp liếm cho mình.
Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ luôn la lối rằng Tổng cục II là trọng điểm phát hiện, đánh phá của các thế lực thù địch đối với dân tộc ta, cách mạng nước ta song thử hỏi 10-15 năm qua đã có bao nhiêu người của Tổng cục II bị các thế lực thù địch bắt bớ, giết hại? Chắc chắn là ít hơn số bị lực lượng cảnh sát, an ninh ta bắt giữ.. Trên thực tế, chính Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ mới phá hoại tổng cục II toàn toàn diện nhất, triệt để nhất. Trước sự phá hoại ghê gớm của chúng, trước thực trạng bi đát của Tổng cục II hiện nay, có người nêu câu hỏi:Phải chăng chugs là “điệp viên ảnh hưởng” của các thế lực thù địch ?
Đánh giá như vậy về Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ có quá mức không? Hoàn toàn không nếu nhớ rằngtháng 6-1951, trong thư gửi Hội nghị tình báo Hồ chí Minh đã viết: “Tất cả mọi công tác, nhất là công tác tình báo phải kiên quyết tránh những bệnh chủ quan, khinh địch, hiếu danh, cá nhân chủ nghĩa. Đó là những kẻ địch “vô ảnh, vô hình”. Có nép trong tâm lý của cán bộ và nguy hiểm hơn mấy Phòng Nhì Pháp cộng lại”. Hoàn toàn không nếu nếu đã đọc hàng loạt tin tức, tài liệu mà trong đó Tổng cục II nhận định Nguyễn Mạnh Cầm, Phan Diễn, Trần Bạch Đằng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Nam Khánh, Trương Tấn Sang, Võ Viết Thanh, Phan Văn Trang, Nguyễn Ngọc Trìu… là có yếu tố địch. Hoàn toàn không nếu đánh giá thực trạng Tổng cục II hiện nay một cách khách quan, chặt chẽ, theo đúng phương pháp tư duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và theo đúng yêu cầu của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Hồ Chí Minh dạy: “Cán bộ là gốc của công việc”. Trong lịch sử hơn 53 năm của mình, tình báo chiến lược về quân sự đã nhiều lần được tiếp máu, thay máu, cụ thể là được điều hàng loạt cán bộ từ bên ngoài vào nắm các vị trí, chủ chốt và rất nhiều người trong số này đã mau chóng trở thành điệp viên, tình báo viên giỏi, trở thành cán bộ tham mưu, chỉ đạo, bảo đảm,nghiên cứu chủ trì, chủ chốt trong một thời gian dài.
Ví dụ: Mai Bảo, Phan Bình, Vương Thúc Châu, Phan Dĩnh, Nguyễn Hữu Đà, Phan Chí Hiếu, Trần Hiệu, Vũ Đình Hoè, Trần Văn Hội, Trần Quốc Hương, Nguyễn Mạnh Khoát, Nguyễn Văn Kỷ, Phùng Hồng Lâm, Nguyễn Xuân Mạnh, Nguyễn Văn Mính, Lê Trọng Nghĩa, Vũ Ngọc Nhạ, Bạch Ngọc Phách, Lê Hồng Phú, Vũ Hữu Ruật, Trần Sinh, Lê Chinh, Nguyễn Trọng Tề, Vũ Thắng, Nguyễn Đắc Thân, Phan Sĩ Thị, Tống Trần Thuật, Lê Hữu Thuý, Nguyễn Thúc Tịnh, Nguyễn Như Văn, Đinh Thị Vân…
Nay đang ở trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, đang bị chuyển hoá thành khối u ác trong lòng quân đội, trong lòng Đảng, ít nhiều phát tác tới bộ óc của quân đội, của Đảng thì rõ ràng tình báo chiến lược về quân sự cần được mau chóng quét sạch, cắt bỏ, diệt trừ tận gốc những mạng lưới xấu xa, cần được mau chóng thay máu triệt để để trước hết là trong sạch về chính trị, sau đó là khỏe mạnh về nghiệp vụ chứ không phải thay màu da trên xác chết, duy trì một Tổng cục II của Nguyễn Chí Vịnh mà không có Nguyễn Chí Vịnh. Đó là kết luận của bài viết này.
Hà Nội ngày 16-12-2008
Vũ Minh Trí
Địa chỉ: Phòng 1302- nhà HH1 – Khu đô thị Yên Hòa
Phường Yên Hòa – quận Cầu Giấy – TP Hà Nội
ĐT: 0422.121.073 - ĐTDĐ:090.216.3633
Vũ Minh Trí
Địa chỉ: Phòng 1302- nhà HH1 – Khu đô thị Yên Hòa
Phường Yên Hòa – quận Cầu Giấy – TP Hà Nội
ĐT: 0422.121.073 - ĐTDĐ:090.216.3633
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét