Nguyễn Thượng Long
Tôi là Nguyễn Thượng Long 63 tuổi, nguyên giáo viên dậy Địa Lý của GD – ĐT Hà Tây cũ, nguyên Thanh tra chuyên môn kiêm nhiệm Sở GD – ĐT Hà Tây, số thẻ 713, đã nghỉ hưu từ tháng 8 / 2007.
Thưa ông khi tôi giã từ khỏi công việc đã gắn bó với tôi suốt 40 năm, tôi đã từng nói với mọi người rằng:
“Những năm cuối cùng của đời dậy học, vì mải mê chống đỡ với những dối trá và lụn bại trong “Con Tầu” GD – ĐT Hà Tây, tôi đã để sóng gió cuốn phăng ra “Đại Dương” đầy bão tố rồi. Ra “Đại Dương”, tôi đã phải trả không ít học phí cho những luật chơi của Biển Cả. Tôi chấp nhận tất cả, không một lời ăn năn, không một thoáng hối hận và tôi vẫn có những niềm hạnh phúc, mà hạnh phúc lớn lao nhất là dù có bị rơi vào hoàn cảnh nào đi nữa thì tôi vẫn được là Tôi. Với lý tưởng mà tôi theo đuổi, tôi không là kẻ bỏ ngũ, không là đứa chiêu hồi càng chẳng thể tìm thấy tôi trong đám cơ hội, kiếm chác, vơ vét, hôi của mà ai ai cũng thấy chúng nhan nhản trên đường phố, trong các cơ quan và trong mọi ngành nghề. Nói theo ngôn ngữ của những người như chúng tôi, đó là những CUỘI NHÂN (!?)”.
… Như vậy tôi bình thản bước ra khỏi con tầu GD – ĐT Hà Tây rách nát trong tư thế của người lính. Là người lính, tôi không những không hề thấy một chút sợ hãi nào trước những ánh mắt thiếu thiện cảm của những người vì tôi mà họ đã bị mất phần trong những “Cuộc Vui”, mất chỗ trong những cuộc chia trác, mà lại thấy đáng thương thay cho những người đã vội coi tôi như một thứ hết thời theo kiểu bà Phó Giám Đốc của ông hôm nào vừa cao giọng trên điện thoại với tôi: “Ông Long có gây sức ép với chúng tôi cũng không được!?”.
Thưa ông! Là người đàn ông ở ngưỡng “Lục thập nhi nhĩ thuận”, tôi rất biết tôi đang đứng ở đâu trên cái lộ trình ngắn ngủi của một kiếp con người. Thưa ông! Thử đặt ông vào vị trí của tôi trong những ngày này, ông sẽ làm gì khi những nạn nhân trong Vương quốc Giáo Dục của ông kể từ ngày Hà Tây mất tên trên bản đồ hành chính đất nước lại chẳng chịu tìm đến những quý ông, quý bà kiều diễm để mà than thở, để xin được giải quyết, xin được làm đúng (!?), xin được sót thương và che chở… họ lại cứ tìm đến tôi, một thứ phế tích bỏ đi, một kẻ đã “giã cánh giang hồ” như lời bôi bác tôi của những kẻ đã từng chiếm đóng nhiều chục năm trong toà nhà rất hỏng về phương diện phong thuỷ ở đường Ức Trai Thị xã Hà Đông, đó là toà nhà của Sở Giáo Dục – Đào Tạo Hà Tây để tìm từ tôi một lời chia sẻ. Sau 3 năm ngày tôi bước ra khỏi con thuyền Giáo Dục, cái kho tôi lưu giữ những gì mà các thần dân của ông mang đến giờ đây đã ăm ắp là những đơn thư, Kiến nghị, Tố Cáo… của đủ mọi thành phần trong GD – ĐT.
Thưa ông! Là người đàn ông ở ngưỡng “Lục thập nhi nhĩ thuận”, tôi rất biết tôi đang đứng ở đâu trên cái lộ trình ngắn ngủi của một kiếp con người. Thưa ông! Thử đặt ông vào vị trí của tôi trong những ngày này, ông sẽ làm gì khi những nạn nhân trong Vương quốc Giáo Dục của ông kể từ ngày Hà Tây mất tên trên bản đồ hành chính đất nước lại chẳng chịu tìm đến những quý ông, quý bà kiều diễm để mà than thở, để xin được giải quyết, xin được làm đúng (!?), xin được sót thương và che chở… họ lại cứ tìm đến tôi, một thứ phế tích bỏ đi, một kẻ đã “giã cánh giang hồ” như lời bôi bác tôi của những kẻ đã từng chiếm đóng nhiều chục năm trong toà nhà rất hỏng về phương diện phong thuỷ ở đường Ức Trai Thị xã Hà Đông, đó là toà nhà của Sở Giáo Dục – Đào Tạo Hà Tây để tìm từ tôi một lời chia sẻ. Sau 3 năm ngày tôi bước ra khỏi con thuyền Giáo Dục, cái kho tôi lưu giữ những gì mà các thần dân của ông mang đến giờ đây đã ăm ắp là những đơn thư, Kiến nghị, Tố Cáo… của đủ mọi thành phần trong GD – ĐT.
Người thì than phiền là Hiệu Trưởng trường PTTH của họ thường xỉ nhục giáo viên nhà trường trước buổi chào cờ, trước học sinh toàn trường vì họ đã chót lỡ lên lớp muộn. Cũng vụ việc này, tôi lại nhận được tài liệu thanh minh chậy tội cho vị Hiệu Trưởng đó rằng: “Việc vào lớp muộn bị Hiệu Trưởng phê bình dưới cờ là việc làm đúng đắn của Hiệu Trưởng và tôi rất biết ơn Hiệu Trưởng (!?)”. Thưa ông, những thầy cô giáo mà nhân cách và lòng tự trọng của họ rách rưới như thế thì tôi tin rằng họ chẳng thể nào mà hình thành được nhân cách tử tế cho học sinh. Họ chỉ làm thái độ sống vô cảm, nhẫn nhục và nô lệ tràn lan thêm trong xã hội!
Người thì trách cứ về tình trạng thầy cô giáo có cả 1001 cách để bắt ép học sinh phải đồng loạt làm đơn xin được học thêm dù học sinh không hề muốn (!?). Thưa ông! Nếu GD – ĐT rặt những Hiệu Trưởng và Thầy Cô giáo như thế thì ông Nguyễn Thiện Nhân có bắn đến cả một băng đạn “Nói không” nữa cũng không thể diệt được con “Vi rút dậy thêm - Học thêm” đã biến đổi Gen và không có thuốc chữa.
Vào thời kì Giáo Dục tổ chức tuyển sinh đầu vào cho các trường, thì tôi nhận được không ít những tố cáo, những cảnh báo tôi rằng: Khả năng lừa khe lách điểm để những học sinh không đủ điểm tuyển vẫn có thể chễm chuệ ngồi học bằng con đường chuyển trường từ nơi khác về. Chiêu này tưởng đã xưa như trái đất vậy mà đến nay vẫn cứ là khả thi!?
Vào thời kì Giáo Dục tổ chức tuyển sinh đầu vào cho các trường, thì tôi nhận được không ít những tố cáo, những cảnh báo tôi rằng: Khả năng lừa khe lách điểm để những học sinh không đủ điểm tuyển vẫn có thể chễm chuệ ngồi học bằng con đường chuyển trường từ nơi khác về. Chiêu này tưởng đã xưa như trái đất vậy mà đến nay vẫn cứ là khả thi!?
Vào thời kì Giáo Dục chuẩn bị cho thi công chức, đặc biêt là thi tốt nghiệp PTTH, là dịp tôi nhận được không ít những cảnh báo về sự xuất hiện những “Biến Tấu” rất tinh vi nhằm vào đích “chống trượt”. Những quái chiêu này nay hoàn hảo từ A đến Z không dễ mà các Thanh tra viên kể cả cỡ siêu hạng có thể truy cứu được. Đã xưa rồi những bữa cỗ thịnh soạn, những phong bì, túi quà và sự đưa đón tận tình và chu đáo của mấy ông bà Hội phụ huynh dành cho các giám thị… lại có thể khuynh loát được kết quả trường thi. Về trường hợp này, trùm xã hội đen Năm Cam ở bên kia thế giới chắc là giật mình trước sự lịch lãm của lứa hậu duệ khi vận dụng “Triết Thuyết” của ông ta: “Cái gì không mua được bằng Tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều Tiền”.
Tuần lễ trước không biết ai đã gửi vào Email của tôi đoạn Video clip bạo lực nữ sinh Hà Đông với những trường đoạn đấm đá túm tóc lôi xềnh xệch… thì tuần lễ sau tôi lại nhận được một Clip tương tự nhưng lần này là của các nữ sinh của một trường học nào đó ở bên Trung Quốc. Lại cảnh một cháu gái ốm o không có khả năng tự vệ trước những cú song phi, lên gối tới tấp của mấy đứa con gái khác đang điên cuồng buông thả bản năng thú tính… và kết thúc của clip này là cảnh bầy quái nữ lồng lộn lột cả quần bạn mình dù bạn mình kêu khóc và loã lồ trước đám đông khán giả cả nam cả nữ. Không biết cháu ngoan Bác nào dậy cháu ngoan Bác nào cách hành sử như vậy đây?
Thưa ông giám đốc! Đau đớn nhất là ở cả 2 clip trên không một khán giả nào động lòng trắc ẩn mà ngăn cản hành vi tội lỗi của bạn mình. Không hề thấy một biểu hiện sót thương nào của một đồng loại trước một đồng loại đang bị dồn đến chỗ tột cùng của đau khổ. Chúng hoàn toàn vô cảm lạnh lùng dùng điện thoại để ghi lại những gì mà chúng đang thưởng thức. Và tôi đã khóc, những giọt nước mắt đàn ông, lại là đàn ông ở tuổi hơn sáu bó rồi thì đó không phải là nước mắt nữa, đó là những giọt máu đau đớn của tôi, một kẻ như bà phó giám đốc của ông đã loại tôi ra khỏi “Cuộc Chơi” bằng cú phôn: “Ông Long có gây sức ép với chúng tôi cũng không thể được” khi tôi than thở với cố nhân rằng: Những gì đã và đang xẩy ra ở TTGDTX Thanh Oai là rất không bình thường và tôi rất lo ngại!
Hôm nay tôi gửi kèm với bài viết này là lá đơn gần đây nhất mà tôi vừa nhận được. Thưa ông! Người viết lá đơn này là một trong những đồng nghiệp cũ của tôi. Người bị lên án trong lá đơn này cũng là một đồng nghiệp cũ của tôi. Nơi xẩy ra những truyện buồn là nơi mà tôi đã có những ngày sống đẹp nhất của cuộc dấn thân trên các bục giảng trong sáng cái thời chỉ có: “Giấy trắng - Phấn trắng – Bàn tay trắng”. Qua nhiều kênh thông tin tôi được biết bà phó giám đốc của ông đã từng công cán ở đây. Vị lãnh đạo đó cũng để lại ở đây một Clip cũng khá nóng và ấn tượng.
Trước vị lãnh đạo Trung tâm GDTX Thanh Oai, người đã từng bỏ rơi nhiều giáo viên hợp đồng với mức lương 540.000đ/1 tháng mà suốt 6 tháng không được lĩnh một xu nào! Bà dịu dàng như một ma sơ, như một nữ tu: “Việc phải trả lương kịp thời cho người lao động là cần phải làm thôi”, nhưng thật bất ngờ trước mấy cộng sự của ông giám đốc bà quắc mắt dậy bảo: “Trước khi hợp đồng với người nào rất cần phải xem xét những người nào hay thắc mắc!?”. Đến đây tôi sực nhớ đến bà Hiệu Trưởng THPT Trần Hưng Đạo nơi tôi đã từng công tác, bà này lại có một video clip lạnh tanh và cũng không kém ấn tượng khi chứng kiến tôi bị người xấu khủng bố ngay trên bục giảng của mái trường này. Tôi thấy những clip của 2 nữ nhà giáo này và 2 clip bạo lực nữ sinh đã xuất hiện trong bài viết này dường như họ có họ với nhau và chịu ảnh hưởng nhau như một thứ tương tác gắn bó như hình với bóng.
Tôi được biết, khi tình hình ở TTGD này nóng lên, đặc biệt khi lãnh đạo Sở GD Hà Nội nhận được những đơn thư đầy nghi vấn về tính trung thực do một số Phụ Huynh có vấn đề tố cáo giáo viên Lê Ngọc Bảo đã có những lỗi vi phạm liên quan đến phẩm chất nhà giáo thì một đoàn thanh tra sở đã ập đến và khi ông Lê Ngọc Bảo tung ra công luận “Những cuốn sách trắng” về TT này thì vì lý do gì mà các “BAO THANH CHE” cùng quý bà Phó giám đốc nọ đã đồng loạt cùng nhau im lặng và cho chìm xuồng!?
Trước những gì là rất không bình thường, rất đáng lo ngại đang diễn ra ở Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Thanh Oai, tôi đề nghị lãnh đạo Sở GD – ĐT Hà Nội, dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật, thượng tôn những phẩm chất cao đẹp của những “Bao Thanh Thiên” chứ không phải là những “Bao Thanh Che” mà sớm có những động thái tích cực để cứu lấy một cơ sở Giáo Dục đang đứng bên bờ vực thẳm của băng hoại. Nếu quý vị vẫn cứ tiếp tục giữ thái độ im lặng và tiếp tục giải pháp cho chìm xuồng thì chính các quý vị đã làm cho ngành cao quý, nghề cao quý vốn đã bại hoại gia phong rồi giờ thêm bại hoại nhiều lần hơn.
Trước những gì là rất không bình thường, rất đáng lo ngại đang diễn ra ở Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Thanh Oai, tôi đề nghị lãnh đạo Sở GD – ĐT Hà Nội, dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật, thượng tôn những phẩm chất cao đẹp của những “Bao Thanh Thiên” chứ không phải là những “Bao Thanh Che” mà sớm có những động thái tích cực để cứu lấy một cơ sở Giáo Dục đang đứng bên bờ vực thẳm của băng hoại. Nếu quý vị vẫn cứ tiếp tục giữ thái độ im lặng và tiếp tục giải pháp cho chìm xuồng thì chính các quý vị đã làm cho ngành cao quý, nghề cao quý vốn đã bại hoại gia phong rồi giờ thêm bại hoại nhiều lần hơn.
Để khép lại bài viết cũng là rất bất đắc dĩ đối với một người mà số phận đã đẩy đưa và an bài nơi tôi, tôi xin công bố một trích đoạn trong một Suy Tưởng về Giáo dục, mà một cô giáo dậy văn bạn tôi đã chê trách tôi là môn đồ của chủ nghĩa bi quan và thất vọng. Tôi đã trả lời với người bạn đó rằng, chính những lãnh đạo GD – ĐT Hà Tây năm xưa và Hà Nội hôm nay đã đào luyện ra con người tôi giờ đây nó như vậy đấy.
“Tôi chưa quên ngày nào ông Nguyễn Thiện Nhân, vị Bộ Trưởng duy nhất có bằng của một trường Đại học danh giá bậc nhất của Hoa Kỳ cùng một đám đông tuỳ tùng, thuộc hạ, kí giả đủ loại đứng chật trong nhà “Con thiêu thân” Đỗ Việt Khoa, ngày anh này làm chuyện động giời với thi cử của Hà Tây.
Qua màn ảnh truyền hình, hôm đó tôi rất ngạc nhiên khi thấy ông Nhân miệng thì khen ngợi và chúc tụng Khoa bằng những lời thật hoa mĩ, tay thì đưa tặng phẩm cho vợ chồng Khoa nhưng mắt ông lại nhìn ra đường lạnh lùng, u ám & buồn làm sao!? Ba năm sau, Khoa bị “Hạ Gục” trong bàn tay của những kẻ thù rất tiềm tàng đối với Khoa và Khoa cũng bị ”Hạ nhục” nhanh chóng bởi những người đã lăng xê Khoa lên đến hết cỡ. Phải chăng ông Nhân đã linh ứng được cái kết cục bi thảm rồi sẽ đến với “Người Đương Thời” được cả nước yêu thích nhất 2006!? Câu hỏi đó chưa có câu trả lời thì sau gần 4 năm tại vị trong vị trí của một Tư lệnh tối cao của GD - ĐT vào đúng buổi sớm ngày “Cá Tháng 4” vừa qua, ông Nhân đã cuốn lại những lá cờ “Hai không”, “Bốn Không”, “Năm Không”… rồi lặng lẽ bước ra khỏi toà nhà đồ sộ bên đường Đại Cồ Việt không hề có cái cảm hứng lãng đãng kiểu:
”Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
(Nguyễn Đình Thi)
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
(Nguyễn Đình Thi)
mà ông Nhân đã bỏ lại sau ông “con bệnh GD – ĐT” với những vết lở loét ngày càng ghê người mà vẫn chưa tìm được thuốc chữa và từ đâu đó trong toà nhà đồ sộ đó, người ta thấy vẫn vọng ra tiếng hát líu lo nhưng rất bệnh hoạn của con bệnh nan y: “em… vẫn như ngày xưa”./.
Hà Đông những ngày đầu tháng 4/2010 Nguyễn Thượng Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét