2010/02/16

Vấn Nạn Của Hà Nội Trầm Trọng Hơn Vấn Đề Tiền Tệ

Những khó khăn kinh tế chỉ là một phần của cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn về lẽ chính thống mà đảng CSVN đang phải đối đầu
Wall Street Journal
Ngày 11 Tháng 2 năm 2010
ĐCSVN một lần nữa gặp phải nan đề. Khả năng quản lý kinh tế đang bị công chúng soi rọi và phê phán, bằng chứng là hối xuất của đồng bạc Việt Nam trên thị trường chợ đen tiếp tục giảm sút, bắt buộc Hà Nội phải phá giá hối suất chính thức theo chu kỳ thời gian, gần đây nhất là ngày hôm qua, 3.4%. Lạm phát lại gia tăng đến mức 7.6% trong tháng Giêng, so với số liệu của nhà nước dự đoán là 7% cho cả năm.
Những áp lực kinh tế đó đã gây thêm vấn đề cho Hà Nội cộng với những khó khăn khác đã sẵn có. Từ sự phẫn nộ của công chúng về cách Hà Nội xử lý việc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, tới vấn nạn tịch thu đất đai của Giáo Hội Công giáo, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) có quá nhiều lý do để lo ngại, dẫn đến việc đàn áp các nhà đối lập mạnh bạo hơn.

Dù trong thập niên qua kinh tế đã tăng trưởng nhanh, kinh tế vẫn là một vấn nạn đặc biệt. Hà Nội đã phản ứng với tình trạng khủng hoảng tài chánh thế giới bằng cách tung ra những nguồn tài chánh để cứu nguy kinh tế, đẩy thâm thủng ngân sách năm vừa qua lên khoảng 10% của tổng sản lượng quốc gia (GDP). Đa số những khoản tài chánh cấp bách nầy được tháo khoán qua ngõ các ngân hàng nhà nước và cho các cơ sở kinh doanh thân với nhà cầm quyền vay tiền.
Thay vì kích thích phát triển kinh tế đích thực, số tiền thặng dư đã làm cho giá cả tăng lên. Lạm phát cao, cộng với tình trạng thâm thủng thuế khoá và cán cân thương mại tới mức không còn chịu đựng nổi, đã thúc đẩy dân chúng và các thương nghiệp đổ xô đi mua vàng và tiền đô la, trong khi các cơ sở thương mại quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn vì số tiền nợ gia tăng.
Quản lý kinh tế là một trong những điều mà chế độ tự cho là có khả năng. Khó khăn kinh tế tạo ra những hành động cụ thể thách đố chế độ. Theo thống kê của nhà nước, đã có hơn 200 cuộc đình công không được cho phép trong năm qua, với nhiều cuộc bãi công, bỏ ngang việc làm của nhiều chục ngàn công nhân. Những cuộc toạ kháng của nông dân bị tịch thu ruộng đất là những hình ảnh quen thuộc bên ngoài các công sở nhà nước.
Cùng lúc, một sự chính danh khác mà chế độ tự tuyên xưng là họ sẽ đặt “quyền lợi dân tộc trên hết”, đối với những tranh chấp quyền lực quốc tế, theo như chiêu bài họ từng sử dụng trong thời kỳ chống Pháp và Mỹ, cũng đã bị đánh dấu hỏi.
Những tranh luận về sự khai thác mỏ bô-xít của tập đoàn Trung Quốc tại Tây Nguyên đã phơi bày những tồn đọng của vấn đề. Có nhiều nhà quan sát phân tích rằng khai thác bô-xít là việc làm vô lý trên cả hai phương diện kinh tế và môi trường. Qua dự án 15 tỷ đô la này, Việt Nam khai thác mỏ bô-xít để luyện thanh chất bột nhôm (alumina), để tinh luyện thành nhôm bằng tiến trình độc hại ô nhiễm. Bột nhôm sẽ được bán qua Trung Quốc. Những blogger Việt Nam tố cáo rằng Hà Nội thực hiện kế hoạch này vì đặc quyền đặc lợi cá nhân của các cán bộ cao cấp và đáp ứng nhu cầu về khoáng sản của Trung Quốc.
Hà Nội còn bị áp lực về sự hèn yếu trong việc tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong vùng biển Đông, trong đó có Trung Quốc. Những nhà tranh đấu trong nước đã công bố trường hợp những ngư phủ Việt Nam bị hải quân Tàu bắn giết trong hải phận Việt Nam, trong khi các báo chí truyền thông nhà nước lại lờ đi hoặc chỉ tường thuật một cách mơ hồ.
Các lãnh tụ cộng sản hiểu rõ những nguy cơ họ phải đối diện. Đánh dấu 80 năm thành lập ĐCSVN vào ngày 2/2/2010, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tuyên bố: “Chúng ta đang cố duy trì sự ổn định chính trị, và phấn đấu chống lại những thế lực thù địch, bằng cách không để bị lợi dụng vấn để dân chủ, nhân quyền, đa nguyên đa đảng để lật đổ cách mạng Việt Nam”.
Thế là Đảng ra tay đàn áp. Từ tháng 10-2009, nhà cầm quyền đã kết tội 17 nhà dân chủ, trong nhiều đợt xử án 1 ngày về tôi tuyên truyền chống nhà nước, phản kháng hay bạo hành. Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bị kết tội hành hung là một bằng chứng điển hình. Bà bị buộc tội là đã hành hung người trong xóm. Thật ra chính hai vợ chồng bà đã bị du đảng đánh, với sự tiếp tay của công an, trước sự chứng kiến của đứa con gái 13 tuổi của bà.
Cho đến nay, những nhà đối kháng vẫn không sợ hãi. Phương tiện Internet đã giúp những người Việt trong nước tổ chức truyền đạt tư tưởng của mình không cần sự cho phép của nhà nước. Trong khi chế độ cố ý bắt giữ các nhà dân báo, họ không hoàn toàn kiểm soát được Internet, tại vì những hoạt động kinh doanh phải nhờ vào phương tiện này, và nếu sự kiểm soát của họ đến mức quá đáng, ĐCSVN sẽ gặp trở ngại là họ trở nên xa rời lớp người trẻ xử dụng internet, trong đó có nhiều những người trẻ là con cháu của chính các cán bộ lãnh đạo.
Năm rồi, Hà Nội đã cố sức cô lập mạng lưới giao tiếp xã hội Facebook. Hồi tháng 11, nhà cầm quyền âm thầm ra lệnh cho những công ty cung cấp dịch vụ internet ngăn chận người xử dụng mạng Facebook, khiến cho những người xử dụng nản lòng. Lúc đầu lưu lượng người xử dụng Facebook giảm xuống rất nhanh, nhưng bây giờ những người Việt xử dụng Facebook đã trở lại vì họ đã biết cách vượt rào cản, và cũng vì một số các thương vụ internet tại Việt Nam không thi hành lệnh cấm của nhà nước.
Có những chỉ dấu cho thấy có những tổ chức tin tặc tinh vi đóng cứ tại Việt Nam, có xác suất cao là những tin tặc nầy chính là nhân viên của chế độ, đã tấn công những trang web phê bình nhà nước. Nạn nhân nổi tiếng nhất là trang web Bauxite Việt Nam, trang nầy đã thu hút được 20 triệu lần ra vào xem web này trong thời gian chưa đầy 1 năm vì sự phản đối việc nhà nước cho khai thác bô-xít. Nhưng nếu họ đốn ngã trang web nầy thì họ sẽ mất hậu thuẫn của phần lớn giới trí thức Việt Nam và một số thành phần cấp tiến ngay trong hàng ngũ phục vụ chế độ.
Cho dù sự thật là quần chúng Việt Nam chưa sẵn sàng xuống đường biểu tình, câu hỏi được nêu lên ở đây rằng, có bao nhiêu người tích cực ủng hộ chế độ nếu kinh tế đời sống tiếp tục xuống dốc và chủ quyền đất nước bị đe dọa. Sự phá giá đồng bạc Việt Nam trong tuần này chỉ là triệu chứng của một sự bất ổn to lớn hơn nhiều.

Hoàng Tứ Duy


Ông Hoàng Tứ Duy là một lãnh đạo của Đảng Việt Tân sống ở Hoa Kỳ, một đảng chính trị đấu tranh cho dân chủ và không được phép hoạt động tại Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét