Ngày 20 tháng Giêng năm 2010
Một nhóm các nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam đang phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất là tử hình với cáo buộc thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chế độ Cộng sản tại nước này. Phiên tòa xử họ hôm thứ Tư đã gây ra phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế, chính giới Châu Âu và Hoa Kỳ đã nhanh chóng lên tiếng kêu gọi trả tự do cho họ ngay lập tức.
Hướng dẫn chương trình:
- Girish Sawlani
- Girish Sawlani
Khách mời: - Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, Ủy viên Trung ương Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng
- Giáo sư Carl Thayer thuộc trường University of New South Wales (Nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam)
- Giáo sư Carl Thayer thuộc trường University of New South Wales (Nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam)
Girish Sawlani: Đây là một trong những vụ lớn nhất liên quan đến các nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt tại thành phố HCM trong thời gian từ tháng Năm tới tháng Bảy năm ngoái. Ban đầu họ bị cáo buộc tội tuyên truyền chống chế độ. Một người thứ tư nữa là Lê Thăng Long cũng bị bắt nhưng với cáo buộc nhẹ hơn ba nhà dân chủ kia. Theo giới truyền thông nhà nước, các ông Trung, Định và Duy Thức có thể phải đối mặt với án tử hình – sau khi bên công tố cố gắng nâng khung tội danh thành tội hoạt động lật đổ.
Tờ Thanh Niên đưa tin ba bị cáo chính bị cáo buộc là đã viết ra hơn một chục các tài liệu chống chế độ và Blog – tuyên truyền về việc giải thể chế độc tài Cộng sản vào năm 2020. Nhà phân tích chính trị Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer từ trường University of New South Wales, nói rằng tại Việt Nam, bất cứ cố gắng nào nhằm thay đổi chế độ độc đảng đều sẽ bị xử lý quyết liệt.
- Giáo sư Carl Thayer
Giáo sư Carl Thayer: Bốn nhà dân chủ này đã đẩy việc đấu tranh lên một mức mới là thành lập một đảng chính trị mang tên Đảng Dân chủ Việt Nam, sang Thái Lan gặp gỡ với các thành viên của một tổ chức khác mà nhà cầm quyền Việt Nam cáo buộc là một tổ chức phản động hay khủng bố. Cách thức hoạt động của họ là hình thành các chiến lược và chiến thuật đấu tranh ôn hòa nhằm thách thức Đảng Cộng sản trong thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu xảy ra và đặc biệt nhắm vào việc vận dụng những thành phần phản kháng từ trong nội bộ Đảng Cộng sản với hy vọng giành được sự ủng hộ của họ. Từ phương diện sự an toàn cai trị của chế độ thì các cuộc cách mạng ôn hòa hay các chiến lược thực thi cách mạng màu vốn từng xóa bỏ các chế độ Cộng sản và khối Xã hội Chủ nghĩa trước đây là một sự đe dọa nặng nề, do đó có các phản ứng quyết liệt như vậy.
Girish Sawlani: Giới đấu tranh dân chủ của người Việt đang ở hải ngoại đã phản ứng hết sức căm phẫn qua các diễn tiến mới nhất này, họ cho rằng bốn nhà dân chủ đã không được xử một cách công bằng. Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong là một Ủy viên Trung ương của Đảng Việt Tân, tổ chức bị chính quyền Việt Nam coi là bất hợp pháp, đến từ Sydney, cho biết như sau:
- Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong
Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong: Vụ xử này là xử kín và rõ ràng là một phiên tòa chuột. Về cơ bản, mọi tội trạng và bản án đều đã được định đoạt trước. Sẽ chẳng có chuyện các nhân chứng được đưa ra trình tòa và việc quan sát viên quốc tế được phép vào tham dự là hết sức hãn hữu. Do đó các phiên tòa này sẽ chẳng bao giờ công bằng và chính đáng.
Girish Sawlani: Bác sĩ Phong cho biết đảng của ông sẽ tiếp tục không mệt mỏi để đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cho Việt Nam từ cả trong nước và từ bên ngoài.
Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong: Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy tạo thêm áp lực lên chính phủ Việt Nam để đòi hỏi họ phải tôn trọng tự do ngôn luận và tự do bày tỏ chính kiến. Đồng thời chúng tôi cũng tích cực hợp tác với các nhân sự đấu tranh ở trong nước để hỗ trợ và mở rộng tầm ảnh hưởng bằng cách giúp người dân mạnh dạn trong việc bày tỏ ý kiến của mình cũng như tham dự nhiều hơn nữa vào các thảo luận mang tính chính trị và các tương tác dân sự xã hội.
Girish Sawlani: Cộng đồng quốc tế đã phản ứng, trong đó có những chỉ trích từ phía Hoa Kỳ và Châu Âu. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam có lẽ đang cố gắng gửi ra một thông điệp tới những nhà đối kháng nhằm bảo vệ sự cai trị và đường lối Cộng sản của họ... theo như nhà phân tích chính trị Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer giải thích sau đây.
Giáo sư Carl Thayer: Trong vòng một năm tới đây, Việt Nam sẽ có Đại hội Đảng (Cộng sản) lần thứ 11 và trong thời gian từ nay tới đó, một quá trình lựa chọn sẽ được thực hiện từ các thành viên và nhóm quyền lực từ từng địa phương. Trong quá khứ, những nhóm cấp tiến hay cải cách trong nội bộ Đảng (Cộng sản) đã từng sử dụng diễn đàn Đại hội Đảng và các tài liệu chính sách của họ để đẩy mạnh khung cải cách và giới đối kháng không trong đảng hay giới đấu tranh dân chủ bên ngoài đã tận dụng những dịp như vậy để đưa ra những phân tích về các chính sách chính trị đó nhằm thúc đẩy thay đổi. Ngoài ra theo tôi phán đoán, có lẽ phe cứng rắn và thủ cựu trong Đảng (Cộng sản) đang sử dụng những phiên tòa này để ngăn chặn các thảo luận và diễn tiến như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét