Phạm Nhật Bình
Trong những ngày qua, nhiều thông tin từ những nhân vật tham dự Đại Hội dần hé lộ nhiều chi tiết chung quanh vấn đề nhân sự tới lúc này vẫn chưa thực sự ngã ngũ.
Theo sự giải thích của Thượng Tướng Võ Tiến Trung, Giám Đốc Học Viện Quốc Phòng thì việc Hội Nghị 14 giới thiệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ở lại là có thật và "mang tính kế thừa, giữ vững ổn định chính trị và nhất là giữ đoàn kết, thống nhất trong Đảng." Đây là nhân vật đặc biệt duy nhất được đề cử và “dũng cảm” chấp nhận, không xin rút lui dù tuổi tác cao nhất trong tứ trụ Khóa XI.
Bỏ qua việc tìm hiểu ai là người được bầu làm đầu đảng sắp tới và tạm tin vào lời nói của Tướng Võ Tiến Trung, thử tìm hiểu xem nếu ông Nguyễn Phú Trọng “ngồi lại” ông ta sẽ kế thừa (hay thừa kế) cái gì?
Thứ nhất, ông Trọng sẽ kế thừa một nền kinh tế tụt hậu với cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là ít nhất trong 5 năm trước mắt, quốc doanh vẫn là chủ đạo, cổ xe kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục vừa chạy vừa đạp thắng. Bộ máy tham nhũng vẫn chạy đều trong lúc Ủy Ban Phòng Chống Tham Nhũng Trung Ương do ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu tiếp tục chạy vòng quanh các đại án tham nhũng chưa được giải quyết. Và tham nhũng vẫn ổn định như tuyên bố của Tổng Thanh Tra Chính Phủ Huỳnh Phong Tranh.
Sau một nhiệm kỳ 5 năm vừa qua, sự chỉ đạo của đảng vẫn chỉ loay hoay
trong tình trạng nợ nần ngập đầu không lối thoát. Tổng Bí Thư Trọng
không thấy đưa ra một chính sách rõ rệt nào khả dĩ lèo lái con thuyền
quốc gia đang chông chênh trước bão táp từ Trung Cộng, nhất là vụ HD
981. Thỉnh thoảng ông Trọng lại đóng góp một vài câu tuyên bố làm trò
cười cho cư dân mạng, kiểu như “tham nhũng như ngứa ghẻ”… hay “đánh con
chuột đừng để vỡ bình”… “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa
xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
Mới đây, báo cáo kinh tế tăng trưởng 7% cao nhất trong 5 năm là một cách vuốt ve làm đảng vững lòng dấn sâu vào con đường mù mịt. Mức độ thất vọng của người dân tăng cao song hành với nợ công, đó là “điểm sáng” mà đảng không muốn thấy.
Thứ hai, về ổn định chính trị, xem ra chẳng những ông Trọng không giữ vững được ổn định chính trị mà bất ổn chính trị sẽ tăng cao. Vì lẽ trong khi “đổi mới chính trị là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển quốc gia” như lời Bộ Trưởng Bùi Quang Vinh phát biểu trước Đại Hội đảng hôm 22/1, thực sự trong nhiệm kỳ vừa qua của ông Trọng “đổi mới về chính trị thì hầu như chưa làm”. Ông Trọng không cần làm gì thêm trong nhiệm kỳ mới vì ông chỉ kế thừa một tình trạng đã được đảng chấp nhận.
Mọi người đều hiểu, không phải đảng tránh né cải cách chính trị mà đảng không bao giờ muốn cải cách chính trị. Bất cứ sự đổi mới thể chế nào trước sau cũng phá vỡ pháo đài độc quyền chính trị, từ đó đảng phải chia sẻ quyền lực, chuyện mà đảng đã công khai lên tiếng từ chối thẳng thừng.
Như Giáo Sư Vũ Minh Giang, Ủy Viên Hội Đồng Lý Luận Trung Ương đã từng khẳng định: “Trong tình hình hiện nay đặt vấn đề chia sẻ quyền lực thì không thực tế.” Vì không thực tế nên đảng giữ chặt quyền lực trong tay cho chắc ăn.
Ông Trọng sẽ kế thừa trọn vẹn sự ổn định như bao năm qua, tiếp tục đánh dẹp các thế lực thù địch đến hơi thở cuối cùng. Nhân dân thì tay không, đảng có lực lượng “công an còn đảng còn mình”. Ngoài ra quân đội không được đảng tin cậy mấy nên cứ luôn mồm kêu gọi “phải tuyệt đối trung thành với đảng”.
Nói cách khác, “kiên định chủ nghĩa Mác-Lê”, đó là tất cả những gì ông Trọng có thể kế thừa để giữ ổn định tình hình, nhất là với các đồng chí Bắc Kinh của ông.
Thứ ba, sự đoàn kết thống nhất trong đảng ngày nay là chuyện mà các đảng viên từ trên xuống dưới đều biết là không hề có. Hay nó chỉ có qua sự ràng buộc chằng chịt giữa lợi lộc chia chác giữa các đảng viên. Ngay ở cấp cao nhất, ít nhất một lần ông Trọng đã mua được kinh nghiệm về sự đoàn kết trá hình đó khi ông rơi lệ vì không kỷ luật được Thủ Tướng Dũng.
Đại hội 12 đang bày ra một tình trạng quyết đấu hỗn loạn chưa từng có trong nội bộ đảng. Nó cho mọi người nhìn thấy gan ruột của những người gọi nhau bằng hai chữ “đồng chí” thân thương đượm màu giả dối. Con ngươi của cặp mắt đảng nay ngày càng bị che mờ bởi sự xông xáo làm giàu bất chính của các tầng lớp đảng viên “còn đảng còn đô-la”.
Không phải không có lý do khi bộ mặt đảng bị các đảng viên tận tình bôi tro trát trấu thành gương mặt của một bạo chúa hám lợi, say mê quyền lực. Liệu Nguyễn Phú Trọng sẽ kế thừa và giữ sự đoàn kết trong đảng thế nào khi chính ông ta cũng đang cầm đầu một đám lâu la chiến đấu một mất một còn với phe của Nguyễn Tấn Dũng?
Kịch bản nhân sự chưa chấm dứt sau 3 ngày đầu tiên của Đại Hội 12 cũng phơi bày dù chưa trọn vẹn, những ngón đòn bí hiểm của hai phe mang ra sử dụng.
Hơn ai hết, ông Nguyễn Phú Trọng biết chắc chắn nếu giành được chiếc ghế Tổng Bí Thư, ông sẽ kế thừa một đảng Cộng Sản Việt Nam không còn nguyên vẹn.
Trong những ngày qua, nhiều thông tin từ những nhân vật tham dự Đại Hội dần hé lộ nhiều chi tiết chung quanh vấn đề nhân sự tới lúc này vẫn chưa thực sự ngã ngũ.
Theo sự giải thích của Thượng Tướng Võ Tiến Trung, Giám Đốc Học Viện Quốc Phòng thì việc Hội Nghị 14 giới thiệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ở lại là có thật và "mang tính kế thừa, giữ vững ổn định chính trị và nhất là giữ đoàn kết, thống nhất trong Đảng." Đây là nhân vật đặc biệt duy nhất được đề cử và “dũng cảm” chấp nhận, không xin rút lui dù tuổi tác cao nhất trong tứ trụ Khóa XI.
Bỏ qua việc tìm hiểu ai là người được bầu làm đầu đảng sắp tới và tạm tin vào lời nói của Tướng Võ Tiến Trung, thử tìm hiểu xem nếu ông Nguyễn Phú Trọng “ngồi lại” ông ta sẽ kế thừa (hay thừa kế) cái gì?
Thứ nhất, ông Trọng sẽ kế thừa một nền kinh tế tụt hậu với cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là ít nhất trong 5 năm trước mắt, quốc doanh vẫn là chủ đạo, cổ xe kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục vừa chạy vừa đạp thắng. Bộ máy tham nhũng vẫn chạy đều trong lúc Ủy Ban Phòng Chống Tham Nhũng Trung Ương do ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu tiếp tục chạy vòng quanh các đại án tham nhũng chưa được giải quyết. Và tham nhũng vẫn ổn định như tuyên bố của Tổng Thanh Tra Chính Phủ Huỳnh Phong Tranh.
Nền kinh tế Việt Nam tụt hậu không còn là nguy mà là thực chất với cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. |
Mới đây, báo cáo kinh tế tăng trưởng 7% cao nhất trong 5 năm là một cách vuốt ve làm đảng vững lòng dấn sâu vào con đường mù mịt. Mức độ thất vọng của người dân tăng cao song hành với nợ công, đó là “điểm sáng” mà đảng không muốn thấy.
Thứ hai, về ổn định chính trị, xem ra chẳng những ông Trọng không giữ vững được ổn định chính trị mà bất ổn chính trị sẽ tăng cao. Vì lẽ trong khi “đổi mới chính trị là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển quốc gia” như lời Bộ Trưởng Bùi Quang Vinh phát biểu trước Đại Hội đảng hôm 22/1, thực sự trong nhiệm kỳ vừa qua của ông Trọng “đổi mới về chính trị thì hầu như chưa làm”. Ông Trọng không cần làm gì thêm trong nhiệm kỳ mới vì ông chỉ kế thừa một tình trạng đã được đảng chấp nhận.
Mọi người đều hiểu, không phải đảng tránh né cải cách chính trị mà đảng không bao giờ muốn cải cách chính trị. Bất cứ sự đổi mới thể chế nào trước sau cũng phá vỡ pháo đài độc quyền chính trị, từ đó đảng phải chia sẻ quyền lực, chuyện mà đảng đã công khai lên tiếng từ chối thẳng thừng.
Như Giáo Sư Vũ Minh Giang, Ủy Viên Hội Đồng Lý Luận Trung Ương đã từng khẳng định: “Trong tình hình hiện nay đặt vấn đề chia sẻ quyền lực thì không thực tế.” Vì không thực tế nên đảng giữ chặt quyền lực trong tay cho chắc ăn.
Ông Trọng sẽ kế thừa trọn vẹn sự ổn định như bao năm qua, tiếp tục đánh dẹp các thế lực thù địch đến hơi thở cuối cùng. Nhân dân thì tay không, đảng có lực lượng “công an còn đảng còn mình”. Ngoài ra quân đội không được đảng tin cậy mấy nên cứ luôn mồm kêu gọi “phải tuyệt đối trung thành với đảng”.
Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 11 năm 2015. |
Nói cách khác, “kiên định chủ nghĩa Mác-Lê”, đó là tất cả những gì ông Trọng có thể kế thừa để giữ ổn định tình hình, nhất là với các đồng chí Bắc Kinh của ông.
Thứ ba, sự đoàn kết thống nhất trong đảng ngày nay là chuyện mà các đảng viên từ trên xuống dưới đều biết là không hề có. Hay nó chỉ có qua sự ràng buộc chằng chịt giữa lợi lộc chia chác giữa các đảng viên. Ngay ở cấp cao nhất, ít nhất một lần ông Trọng đã mua được kinh nghiệm về sự đoàn kết trá hình đó khi ông rơi lệ vì không kỷ luật được Thủ Tướng Dũng.
Đại hội 12 đang bày ra một tình trạng quyết đấu hỗn loạn chưa từng có trong nội bộ đảng. Nó cho mọi người nhìn thấy gan ruột của những người gọi nhau bằng hai chữ “đồng chí” thân thương đượm màu giả dối. Con ngươi của cặp mắt đảng nay ngày càng bị che mờ bởi sự xông xáo làm giàu bất chính của các tầng lớp đảng viên “còn đảng còn đô-la”.
Không phải không có lý do khi bộ mặt đảng bị các đảng viên tận tình bôi tro trát trấu thành gương mặt của một bạo chúa hám lợi, say mê quyền lực. Liệu Nguyễn Phú Trọng sẽ kế thừa và giữ sự đoàn kết trong đảng thế nào khi chính ông ta cũng đang cầm đầu một đám lâu la chiến đấu một mất một còn với phe của Nguyễn Tấn Dũng?
Kịch bản nhân sự chưa chấm dứt sau 3 ngày đầu tiên của Đại Hội 12 cũng phơi bày dù chưa trọn vẹn, những ngón đòn bí hiểm của hai phe mang ra sử dụng.
Hơn ai hết, ông Nguyễn Phú Trọng biết chắc chắn nếu giành được chiếc ghế Tổng Bí Thư, ông sẽ kế thừa một đảng Cộng Sản Việt Nam không còn nguyên vẹn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét